img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:24 30/11/2023 18,898 Tag Lớp 12

Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng. Qua bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa qua bài soạn “Thực hành một số phép tu từ ngữ âm”. Mời các em học sinh cùng tham khảo!

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tóm tắt kiến thức Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Các phép tu từ ngữ âm là những cách thức tạo nên nhịp điệu và âm hưởng cho câu, điệp âm, điệp vần, điệp thanh thường được dùng trong thơ và văn xuôi tiếng Việt.

a. Tạo nhịp điệu và âm hưởng thích hợp.

Biện pháp tạo nhịp điệu: Đây là một biện pháp tu từ ngữ âm thường được sử dụng  trong thể loại văn xuôi chính luận. Trong đó các tác giả thường tạo nên những âm hưởng hấp dẫn, có khả năng gợi tả âm thanh bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng nhưng cũng rất lôi cuốn của lời văn. Từ đó làm cho lí luận trở nên hấp dẫn và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Biện pháp tạo âm hưởng: đây là phép tu từ ngữ âm và nó  được sử dụng chủ yếu trong thể loại văn xuôi nghệ thuật. Trong đó có sự phối hợp ăn ý giữa âm thanh và nhịp điệu của câu văn. Nó không chỉ tạo ra một sự cân đối, uyển chuyển, êm ái, nhịp nhàng, du dương, mà hơn cả thế, nó tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung và hình tượng trong câu văn.

b. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

Điệp âm là biện pháp tu từ cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm (phụ âm đầu, vần hay thanh) nhằm tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa. Nó có tác dụng khắc họa, khắc họa rõ nét hình tượng hoặc xúc cảm, từ đó gợi sự liên tưởng độc đáo, đồng thời giúp cho lời văn thêm tính nhạc, tính nghệ.

Phân loại:

+ Điệp phụ âm đầu: Điệp phụ âm đầu là một biện pháp tu từ ngữ âm. Trong câu văn, tác giả thường tạo ra sự lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng để có thể tăng tính tạo hình và gợi  cảm cho câu thơ. Dựa theo từng đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi lên những liên tưởng tinh tế, thú vị khác nhau. Ví dụ:

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

-Tố Hữu-

+ Điệp vần: Đây cũng là một biện pháp tu từ về ngữ âm mà trong đó người viết thường cố ý  lặp lại những âm tiết có phần giống nhau để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, với mục đích nhằm tăng tính biểu cảm, tăng tính nghệ cho mỗi câu thơ. Có thể thấy điệp vần là một biện pháp tu từ khá phổ biến và được nhiều tác giả sử dụng. Từ thơ ca đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và nó có cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu. Ví dụ: 

“Lơ thơ tơ liễu buông mành.

Con oanh học nói trên cành mỉa mai.”

+ Điệp thanh: Điệp thanh là phép tu từ về ngữ âm. Trong đó, các tác giả thường sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) nhằm tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa và làm tăng tính nhạc tính thơ cho câu văn. Ví dụ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi → Toàn thanh bằng

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

(Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập và lên lộ trình sớm ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

 

c. Một số lưu ý khi vận dụng các biện pháp tu từ ngữ âm.

Thực tế, không phải chỉ có một phép tu từ được vận dụng cho mỗi sự diễn đạt thông thường, mà có thể được sử dụng phối hợp giữa nhiều biện pháp tu từ với nhau (có thể vừa điệp âm, điệp vần và điện thanh). Vì vậy, ta cần chú ý kĩ đến sự phối hợp của các biện pháp với nhau và hiệu quả của chúng mang lại mỗi khi phân tích tác dụng của âm thanh.

Khi khai thác tác dụng gợi cảm của các quy tắc diễn đạt, ta cần phải luôn luôn gắn với một văn cảnh cụ thể.

Mỗi khi phân tích cần phải nắm rõ những kiến thức cơ bản, cần thiết về đặc tính âm học của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Bên cạnh đó cũng cần có khả năng tư duy nhạy cảm, năng lực cảm thụ văn học, từ đó sẽ dễ dàng hơn để tiếp nhận các tín hiệu âm thanh một cách nhạy bén, tinh tế. Cần tránh sự gán ghép một cách máy móc các thuộc tính âm thanh cho nội dung biểu đạt bởi sẽ dẫn đến khô khan, khiêng cường và phản khoa học.

 

2. Soạn bài thực hành một số phép tu từ ngữ âm - trả lời câu hỏi

2.1 Câu 1 (trang 129 sgk ngữ văn 12 tập 1): 

“ Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh)”.

Trả lời:

- Đoạn văn có sự phối hợp của 4 nhịp: 2 nhịp ngắn và 2 nhịp dài:

Một dân tộc/ đã gan góc/ chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay: 3/ 3/ 11.

Dân tộc đó/ phải được tự do: 3/ 4

Dân tộc đó/ phải được độc lập: 3/ 4

→ Hai nhịp dài nêu bật lòng kiên trì, bất khuất cùng ý nghĩa quyết tâm của toàn thể dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vì sự tự do trong một khoảng thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).

→ Hai nhịp ngắn lại nhấn mạnh sự khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và tự tôn của dân tộc Việt Nam ta.

- Sự thay đổi của thanh điệu cuối mỗi nhịp:

tộc (T), góc (T) (hai bộ phận câu này đều giống nhau, đều cân xứng với nhau).

đó (T), do (B)

đó (T), lập (T)

- Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

+ tộc, góc (đóng); nay (mở)

+ đó (đóng); do (mở)

+ đó (đóng); lập (mở)

→ Khi kết thúc 3 nhịp đầu, âm tiết của thanh bằng tạo ra âm hưởng ngân vang và gợi sự lan xa. Trong khi đó, nhịp cuối với thanh trắc và âm tiết khép đã tạo nên một âm hưởng mạnh mẽ và dứt khoát, nó hoàn toàn phù hợp cho lời khẳng định đanh thép.

-  Phép lặp từ ngữ và lặp cú pháp :” Một dân tộc đã…”, “Dân tộc đó phải được…” 

⇒ Khái quát: Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh trong đoạn trích “Tuyên ngôn độc lập” đã gợi ra một âm hưởng đanh thép, hùng hồn cho lời tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2.2: Câu 2 (trang 129 sgk ngữ văn 12 tập 1): 

“Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu, có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết hợp cú pháp trong đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (chú ý vần, nhịp và tính chất đối xứng)”.

Trả lời:

Để tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước, đoạn văn đã phối hợp rất nhiều yếu tố sau đây:
Sự phối hợp các thanh bằng và thanh trắc xuất hiện trong đoạn văn đã tạo nên sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp cùng sắc thái thiêng liêng, trang trọng cho câu văn.

Phép điệp kết hợp với phép đối: không chỉ điệp (lặp) từ ngữ mà cả lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu. Ở câu đầu được lặp lại là: 4/2/4/2. Bên cạnh đó, phép đối xứng về nhịp điệu , từ ngữ và kết cấu ngữ pháp ("Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm". Nhịp 3/2, 3/2).

Câu văn xuôi có vần.

Sự phối hợp của những nhịp điệu ngắn cùng những nhịp dàn trải (vế cuối câu 1,4) 

⇒ Các yếu tổ từ ngữ, âm thanh, nhịp điệu trong bài đã thể hiện âm hưởng khi khoan thai, lúc dồn dập mạnh mẽ của câu văn. Điều đó hoàn toàn phù hợp với một lời kêu gọi cứu nước thiêng liêng, cao quý.

2.3: Câu 3 (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1): 

“Nhịp điệu và âm hưởng trong đoạn trích Cây tre Việt Nam của Thép Mới:

"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu".”

Trả lời:

Nhịp điệu khi nhanh khi chậm của lời văn thể hiện những tấm lòng,  tình cảm say sưa, sự tự hào của tác giả đối với cây tre nói riêng và đối với quê hương đất nước tươi đẹp nói chung.

Xuất hiện nhiều nhịp ngắn, rất dứt khoát, mạnh mẽ và đanh thép, phù hợp với không khí và tinh thần của nhân dân ta trong những năm kháng chiến.

Ở hai câu đầu, tác giả sử dụng dấu phẩy để ngắt nhịp khi cần liệt kê.

Câu thứ 3, phép tu từ nhân hoá về từ vựng và sử dụng nhiều động từ mang nghĩa hoạt động ("chống", "xung phong", "giữ hi sinh", "bảo vệ") → đây như 1 lời kể về các chiến công của cây tre.

Hai câu cuối vừa ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ, vừa lặp từ ngữ và lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn. Câu văn này không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ "tre" đầu câu, đã tạo âm hưởng mạnh mẽ và ấn tượng rõ rệt về một lời tuyên dương công trạng với tre: làm cho câu văn càng trở nên hùng hồn, mạnh mẽ.

2.4: Câu 1 (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1): 

“ Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong các câu sau:

a. Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tượng lửa lựu lập lòe đâm bông.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b.Làn ao lóng lánh bóng trắng loe.

(Nguyễn Khuyến, Uống rượu mùa thu)

Trả lời:

Phép lặp phụ âm đầu (L), được tác giả sử dụng lặp lại 4 lần: “lửa lựu lập lòe” gợi ra hình tượng bông hoa lựu đỏ trên cành như những đốm lửa lập lòe ẩn hiện trong không gian rộng

Phụ âm “L” cũng được lặp lại 4 lần trong câu thơ tạo ra sự hợp âm của các từ làn- lóng lánh- loe: diễn tả trạng thái ánh trăng trên bề mặt ao. Ánh trăng như lan tỏa rộng hơn, nó loang ra và bao khắp bề mặt không gian trên mặt ao.

2.5: Câu 2 (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1): 

“Trong đoạn thơ sau, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó.

"Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời

Mùa đông còn hết em ơi

Mà con én đã gọi người sang xuân!”

(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)

Trả lời:

Trong đoạn thơ trên, Tố Hữu đã sử dụng vần ang lặp tới 7 lần: bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang.

Vần ang là một nguyên âm mở rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở. Vì vậy nó tạo nên cảm giác rộng mở, chuyển động, lan ra không gian mênh mang, thích hợp với sắc thái không khí của sự chuyển mùa, từ mùa đông sang xuân, hay sự rộng mở của trời cao, cũng có thể là của lòng người khi mùa đông đến.

⇒ Cảm xúc được gợi ra thông qua phép điệp vần.

2.6: Câu 3 (trang 131 sgk ngữ văn 12 tập 1): 

“Phân tích các yếu tố từ ngữ, phép lặp cú pháp, nhịp điệu trong các dòng thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn lên thước cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Trả lời:

- Sử dụng các yếu tố về từ ngữ: 

Từ láy ("khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút")

Phép nhân hóa ("súng ngửi trời")

→ Các từ ngữ giàu tính gợi cảm.

- Phép lặp cú pháp:

Lặp từ ngữ ("dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm")

Biện pháp lặp và đối ("ngàn thước lên cao/ngàn thước xuống").

- Ngắt nhịp: nhịp 4/ 3 ở ba câu thơ đầu, câu thơ cuối dường như không có nhịp cụ thể.

- Thanh điệu: 3 câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, và câu cuối toàn thanh bằng nhằm gợi nên sự mạnh mẽ, hùng tráng, vừa gợi tả một viễn cảnh thoáng đãng, rộng lớn mở trước mắt khi đã trải qua nhiều sự gian lao, vất vả, khó khăn.

⇒ Tác dụng: Sự phối hợp hoàn hảo của tất cả các yếu tố trên đã tạo nên khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi Tây Bắc, và bên cạnh đó là sự gian lao, vất vả cùng tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn Thực hành một số phép tu từ ngữ âm trong chương trình Ngữ văn 12. Hi vọng rằng có thể giúp các bạn nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

>>> Bài viết tham khảo thêm:

Soạn bài Luật thơ

Soạn bài phát biểu theo chủ đề

Soạn bài đất nước

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990