img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tự đánh giá: Hai cõi U Minh| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:32 22/07/2024 185 Tag Lớp 12

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Tự đánh giá: Hai cõi U Minh cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Tự đánh giá: Hai cõi U Minh| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tự đánh giá: Hai cõi U Minh SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

1. Câu 1 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chọn đáp án chính xác nhất trả lời cho câu hỏi dưới đây:

Đoạn tóm tắt in nghiêng được tác giả viết ở trong văn bản đã đem đến những tác dụng gì cho người đọc?

A. Giúp người đọc có thể hình dung được rõ bối cảnh câu chuyện

B. Giúp người đọc hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp

C. Giúp người đọc hình dung được đặc điểm của vùng đất U Minh ngày nay

D. Giúp người đọc hiểu rõ hơn mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá

Câu trả lời chính xác:

Đáp án chính xác nhất là: A

2. Câu 2 Trang 45 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chọn đáp án chính xác nhất trả lời cho câu hỏi dưới đây

Dòng nào ở dưới đây có đặc điểm nêu lên những nội dung chính của văn bản?

A. Truyện kể về việc cọp hoành hành trong xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…

B. Truyện kể về Tổng Bá ức hiếp người dân quá đáng nhưng lại rất sợ Cai Thoại

C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục được cọp và những giai thoại kể về ông

D. Truyện miêu tả cảnh dân làng bỏ tên Tổng Bá kéo nhau lên U Minh Thượng lập nghiệp

Câu trả lời chính xác:

Đáp án chính xác nhất là: C

3. Câu 3 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chọn đáp án chính xác nhất trả lời cho câu hỏi dưới đây

Truyện được đã được kể lại từ điểm góc nhìn của ai?

A. Ông Tổng Bá – tên điền chủ đất ven bờ U Minh

B. Người kể chuyện, tự xưng hô là “chúng tôi”

C. Vợ của ông Cai Thoại

D. Tổng Bá và Cai Thoại

Câu trả lời chính xác:

Đáp án chính xác nhất là: B

4. Câu 4 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chọn đáp án chính xác nhất trả lời cho câu hỏi dưới đây

Nguyên nhân nào đã khiến cho các yếu tố trong truyện có trong mình màu sắc vừa hư vừa thực?

A. Câu chuyện li kì như là những câu truyện thần thoại, truyền thuyết

B. Câu chuyện có thực từ thuở con người bước đến và mở mang vùng đất U Minh

C. Câu chuyện nhằm tố cáo sự bóc lột của bọn chủ đất vùng U Minh ngày xưa

D. Quá trình mở mang vùng đất U Minh được kể bằng câu chuyện xen kẽ vào đó có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo

Câu trả lời chính xác:

Đáp án chính xác nhất là: D

5. Câu 5 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chọn đáp án chính xác nhất trả lời cho câu hỏi dưới đây

Ý nào ở dưới đây nhằm nêu lên những giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?

A. Giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống và con người trong cái thời mới mở vùng đất U Minh

B. Giúp cho người đọc cảm thấy yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh

C. Giúp cho người đọc có được những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp vùng đất U Minh

D. Giúp cho người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh

Câu trả lời chính xác:

Đáp án chính xác nhất là: A

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

6. Câu 6 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chọn đáp án chính xác nhất trả lời cho câu hỏi dưới đây

Hãy nêu ra những tác dụng của yếu tố kì ảo đã được tác giả sử dụng ở trong truyện.

Câu trả lời chi tiết:

- Tác dụng của yếu tố kì ảo đã được tác giả sử dụng ở trong truyện: Việc sử dụng yếu tố kì ảo vào trong truyện khiến cho câu chuyện trở nên lì kì hơn, hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc đắm mình sâu vào trong cốt truyện để từ đó nhận ra cuộc sống và con người trong thời mới mở vùng đất U Minh.

7. Câu 7 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Hãy chỉ ra những đặc điểm phẩm chất và những nét tính cách nổi bật của nhân vật Cai Thoại qua một số từ khóa.

Câu trả lời chi tiết:

-  Những đặc điểm phẩm chất và nét tính cách nổi bật của nhân vật Cai Thoại thể hiện qua:

+ Trước những hành động vô lý đến tột cùng và những sự hành hạ của tên Tổng bá, Cai Thoại cảm thấy vô cùng bất bình cho những hành động ấy. Ông từ đó đã nảy sinh những suy nghĩ và hành động cụ thể để có thể giải phóng được bản thân cùng dân làng thoát khỏi những sự áp bức và bóc lột. Ông tự nhận những trách nhiệm đi lên rừng về cho bản thân mình, tự thấy mình là người phải tiên phong đối đầu với cọp để có thể bảo vệ an toàn cho mọi người ở trong làng. Cai Thoại không chỉ là một người lãnh đạo mạnh mẽ mà còn là người có lòng dũng cảm rất lớn, sẵn sàng hy sinh bản thân chỉ vì có thể đem lại lợi ích chung. Ông quyết tâm không để những sự áp bức của Tổng bá tiếp tục làm khổ dân làng 

+ Trước khi quyết định thay dân chúng để lên rừng khai hoang, ông đã biết chắc chắn một điều rằng trên rừng sẽ có cọp, loài vật ấy có thể đe dọa đến tính mạng của ông bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, những điều đó không hề khiến ông cảm thấy bản thân nao núng hay do dự trước sự nguy hiểm to lớn này. Ngay cả khi chắc chắn sẽ có nguy cơ cao ông phải trực tiếp đối mặt với những con cọp, ông vẫn luôn giữ vững tinh thần và sự quyết tâm tuyệt đối để có thể thực hiện được mục tiêu của mình. Sự can đảm và kiên định của ông không chỉ là nguồn động lực to lớn đem đến cho bản thân mà còn là một tấm gương sáng chiếu rọi cho mọi người xung quanh. Ông hiểu được rằng để có thể đạt được sự tự do và khai hoang lên một vùng đất mới, sự đối mặt của bản thân đối với những hiểm nguy là điều không thể tránh khỏi, và ông sẵn sàng chấp nhận đón nhận những loạt thử thách khó khăn ấy. 

+ Ông đã vô cùng thông minh khi đã nghĩ ra rất nhiều kế sách để có thể tiếp cận cọp một cách dễ dàng, để có thể đảm bảo sự an toàn của bản thân ông trong suốt quá trình khai hoang vùng đất mới, ông hướng dẫn mọi người dân muốn “câu cọp” phải câu bằng thịt động vật hoang dã. 

+ Vốn là một người vô cùng thông minh và có lòng dũng cảm như vậy nhưng ông là một người vô cùng có nhân nghĩa, người đàn ông luôn hành hiệp trượng nghĩa, tốt bụng, hòa hợp với thiên nhiên và con người xung quanh ông. Vốn dĩ, ông có thể tiêu diệt con cọp đó nhưng cuối cùng ông đã lựa chọn không tiêu diệt triệt để con cọp mà dùng cách cảm hóa, thuần phục để đuổi con cọp đi. 

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

8. Câu 8 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Em hãy nhận xét khái quát đôi nét về cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật xuất hiện ở trong truyện.

Câu trả lời chi tiết:

Nhận xét khái quát đôi nét về cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật xuất hiện ở trong truyện:

- Ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ biểu hiện cho sự giao tiếp qua lại đến từ hai phía, dùng ngôn ngữ hay lời nói để truyền đạt đến cho người đọc, người nghe cảm nhận được những suy nghĩ, quan điểm được đưa ra của bản thân, của mỗi cá nhân.

- Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện ở trong tác phẩm, nổi bật cho sự xuất hiện của ngôn ngữ ấy là trong cuộc nói chuyện của ông Cai với người dân và cuộc đối thoại của ông Cai với “ anh chàng cảm tử”, cuộc nói chuyện giữa bà Cai với dân chúng của vùng đất U Minh..

- Nhận xét đôi nét về đặc điểm của ngôn ngữ đối thoại đã được tác giả sử dụng ở trong truyện:

+ Ngôn ngữ đối thoại xuất hiện góp phần làm cho câu chuyện được tác giả kể ra chứa đầy tính chân thật, gần gũi với cuộc sống thật hàng ngày của con người

+ Góp phần giúp cho khắc họa rõ nét lên những hình ảnh độc đáo, nổi bật của các nhân vật xuất hiện ở trong câu chuyện:

Trong cuộc đối thoại giữa ông Cai và nhân vật "anh chàng cảm tử" khi trong quá trình đuổi cọp, ông Cai đã thể hiện thái độ trong mình một sự bình tĩnh, không giữ trong mình một chút sợ hãi, và thể hiện sự thông minh hơn người trong việc xử lý những tình huống khó khăn khi đối diện, đương đầu với cọp. Ông Cai luôn giữ cho bản thân vững tinh thần và có những suy nghĩ vô cùng sáng suốt, từ đó giúp ông có thể đối phó với những khó khăn một cách hiệu quả. Điều này của ông hoàn toàn trái ngược với "anh chàng cảm tử", người biểu lộ những sự run sợ và lo lắng của bản thân chàng qua các câu nói như "Trời ơi! Làm sao tôi đốn tre bứt mây làm cần câu cho kịp?" và câu nói "Anh coi chừng, nó lại gần tôi...". Những lời nói run sợ của anh chàng cảm tử cho thấy một sự hoảng hốt tột cùng và sự thiếu tự tin của anh chàng, trong khi đối lập với hình ảnh đó là ông Cai lại thể hiện sự lãnh đạo và lòng dũng cảm. Nhờ có sự đối lập này đã làm nổi bật lên những nét phẩm chất vô cùng đáng nể trọng của ông Cai, khiến người đọc thấy cảm phục và vô cùng tôn kính.

→ Cuối cùng ta có thể thấy được một sự gan dạ, lòng dũng cảm, sự bình tĩnh, và lòng tốt bụng vô cùng cao cả của nhân vật ông Cai

9. Câu 9 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Hãy nêu một thông điệp đã được tác giả Sơn Nam gửi gắm ở trong tác phẩm Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.

Câu trả lời chi tiết:

Thông điệp mà đã được tác giả Sơn Nam gửi gắm ở trong tác phẩm Hai cõi U Minh, đó chính là: Tác phẩm vừa kể những giai thoại đầy tính li kì, huyền ảo về nhân vật Cai Thoại, vừa giúp cho người đọc hiểu có thể rõ hơn về những điểm nổi bật trong cuộc sống và con người vào cái thời khi mà mới bắt đầu khai hoang, mở ra vùng đất U Minh.

10. Câu 10 Trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Chi tiết nổi bật nào xuất hiện ở trong truyện Hai cõi U Minh đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao chi tiết ấy lại khiến em ấn tượng sâu sắc?

Câu trả lời chi tiết:

Trong văn bản "Hai cõi U Minh," ở phần cuối của đoạn trích, sau vài chục năm sau khi ông Cai biến mất, mọi người đều tin và nghĩ rằng ông đã chết. Thậm chí, "mấy ông kỳ lão trong xóm bàn bạc, muốn hùn tiền cất một ngôi miếu nhỏ thờ ông." Tuy nhiên, khi vừa gom tiền đầy đủ xong thì lại nghe được tin ông Cai Thoại vẫn còn sống. Vào một đêm, có người đi bắt trăn đã gặp và nhìn thấy ông, thấy bóng dáng ông "thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con bạch quỳ xuống chầu chực." Tin tức này đã khiến cho cả làng xôn xao, không ai ngờ rằng ông Cai vẫn còn tồn tại sau bao nhiêu năm biệt tăm biệt tích. Sự kiện này đã làm sống lại những huyền thoại về ông, người mà họ từng nghĩ đã biến mất, mang đến cho họ một niềm hy vọng mới và sự kính phục đối với người anh hùng của làng. Đây chính là chi tiết gây những ấn tượng sâu sắc với em nhất, bởi vì:

- Miêu tả những hình ảnh của con người khi hòa hợp với sinh vật khi sống trong một thiên nhiên rộng lớn 

- Đây là một chi tiết mang đầy những yếu tố kỳ ảo, góp phần tạo nên những hình ảnh huyền thoại mãi bất tử của nhân vật ông Cai. Bởi lẽ tác giả không miêu tả về cái chết của ông, không để dân làng lập bàn thờ cho ông mà để cho ông xuất hiện vĩnh cửu cùng với lời đồn và những lời kể mãi không quên về ông. Ẩn sâu trong hình ảnh đó chính là ước mơ của nhân dân về hình ảnh của những người anh hùng có công lớn đối với dân tộc, sẽ luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân. 

⇒> Điều đó thể hiện một điều rằng Cai Thoại là người rất nhân nghĩa, có lòng tốt bụng, luôn mong muốn hòa hợp bản thân mình với thiên nhiên.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em Soạn bài Tự đánh giá: Hai cõi U Minh trong sách giáo khoa Cánh diều 12 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990