img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:28 29/08/2024 10,453 Tag Lớp 12

Mưa xuân là một trong những tác phẩm thơ hay và tiêu biểu của Nguyễn Bính. Để chuẩn bị cho bài học một cách tốt nhất, VUIHOC xin đưa ra gợi ý soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân chương trình Ngữ văn Cánh diều lớp 12 tập 1 giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt và tiếp cận nội dung bài học. Cùng tìm hiểu nhé.

Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân| Văn 12 tập 1 Cánh diều

1. Câu 1 trang 132 sgk văn 12/1 Cánh diều

Phương án nào thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái?

A. Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng

B. Làm nghề dệt vải, đã được mẹ gả bán

C. Ngày bên khung cửi, còn trẻ con

D. Có mẹ già, đi dệt vải ở chợ làng xa

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ nội dung trong khổ 1 của đoạn trích và tìm chi tiết tự giới thiệu về cô gái 

Lời giải chi tiết:

Những tính từ, nội dung thể hiện đúng nhất nội dung tự giới thiệu của cô gái là Trẻ trung, trong trắng, chưa có chồng → Đáp án A

2. Câu 2 trang 132 sgk văn 12/1 Cánh diều

Khi biết tin có hội chèo làng Đặng, cô gái có tâm trạng như thế nào?

A. Lưu luyến, bịn rịn

B. Háo hức, mong đợi

C. Thất vọng, chán chường

D. Buồn bã, cô đơn

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ nội dung trong khổ 3 của đoạn trích 

Lời giải chi tiết:

Khi biết tin có hội chèo làng Đặng, tâm trạng của cô gái được thể hiện qua câu thơ: “ Hình như hai má em bừng đỏ/ Có lẽ là em nghĩ đến anh” Nghĩa là cô gái háo hức, mong đợi → Đáp án B

3. Câu 3 trang 132 sgk văn 12/1 Cánh diều

 Từ nào sau đây phản ánh đúng nhất thái độ của cô gái trong đêm hội chèo?

A. Tuyệt vọng

B. Giận dữ

C. Thất vọng

D. Bức xúc

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ nội dung trong khổ 6 của đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng tuyệt vọng của cô gái trong đêm hội chèo được thể hiện qua câu thơ: “Em mải tìm anh chả thiết xem/ Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh” → Đáp án A.

4. Câu 4 trang 132 sgk văn 12/1 Cánh diều

 Dòng nào không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo?

A. Mưa xuân phơi phới bay – Mưa xuân đã ngại bay

B. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy – Hoa xoan đã nát dưới chân giày

C. Thôn Đoài cách có một thôi đê – Có ngắn gì đâu một dải đê

D. Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay” – Để mẹ em rằng: hát tối nay?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ nội dung trong khổ 6 của đoạn trích và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Có thể thấy 3 phương án đầu đều phản ánh sự tương phản trong tâm tư trước và sau đêm hội chèo của cô gái. Chỉ có dòng thơ cuối không thể hiện đúng sự tương phản về tâm tư của cô gái trước và sau đêm hội chèo: → đáp án D (Mẹ bảo: “ Thôn Đoài hát tối nay”- Để mẹ em rằng: hát tối nay?)

5. Câu 5 trang 132 sgk văn 12/1 Cánh diều

Những câu thơ sau đây cho thấy đặc điểm nào về ngôn ngữ của bài Mưa xuân?

- Mẹ già chưa bán chợ làng xa

- Thế nào anh ấy chả sang xem

- Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

- Thế mà hôm nọ hát bên làng

- Có ngắn gì đâu một dải đê!

A. Đậm tính thông tục

B. Đậm tính địa phương

C. Đậm chất thôn quê

D. Đậm chất thành thị

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ nội dung câu thơ và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ trên sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả những điểm đặc trưng của một làng quê Việt Nam: “chợ làng xa”, “một dải đê”, cùng với ngôn từ dân dã: “chả sang xem”, “chẳng sang” cho thấy đặc điểm ngôn ngữ của bài Mưa xuân là đậm tính thôn quê. → Đáp án C.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

6. Câu 6 trang 80 sgk văn 12/1 Cánh diều

 Bài thơ có kết cấu như thế nào? Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cô gái trước, trong và sau hội chèo.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ nội dung bài thơ và chỉ ra kết cấu của bài thơ, phân tích sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của cô gái

Lời giải chi tiết:

Kết cấu : Theo dòng cảm xúc của nhân vật chính và sự diễn tiến theo thời gian theo thể thơ Tứ Nguyệt Trường Thiên 

  • Khổ 1: Nhân vật cô gái giới thiệu về bản thân.

  • 4 khổ tiếp theo: Tâm tư, cảm xúc của cô gái trước đêm hội.

  • 2 khổ kế tiếp theo:Tâm tư, cảm xúc của cô gái trong đêm hội.

  • 3 khổ cuối cùng: nỗi buồn bã và thất vọng trong trái tim cô gái cùng tâm hồn lạc quan, trong sáng của cô.

Diễn biến tâm trạng của cô gái 

  • Trước đêm hội: Cô gái tràn đầy sự háo hức và niềm vui, mong chờ giây phút gặp gỡ người thương. Cảm xúc ấy được thể hiện qua các câu như “Lòng thấy giăng tơ một mối tình”, “hai má em bừng đỏ”, “em nghĩ đến anh”. Niềm vui và hạnh phúc tràn ngập khi cô tưởng tượng về khoảnh khắc gặp lại chàng trai mình yêu mến. Khung cảnh “mưa xuân phơi phới bay” như phản ánh tâm trạng cô gái, nơi mà lòng “em” cũng đang tràn đầy sức sống xuân thì.

  • Trong đêm hội: Cô gái miệt mài tìm kiếm bóng hình của chàng trai mà cô thầm thương trộm nhớ. Mặc cho sự náo nhiệt của đêm hội, cô vẫn không bị phân tâm, chỉ tập trung vào việc tìm anh, điều này được thể hiện rõ trong câu “Em mải tìm anh chả thiết xem”. Cuối cùng, khi không thể tìm thấy anh trong đêm hội, cô cảm thấy hụt hẫng và nhớ lại lời hứa năm xưa “năm tao bảy tuyết anh hò hẹn”.

  • Sau đêm hội: Cô gái trở về trong nỗi buồn và sự thất vọng. Nỗi buồn này lan tỏa sang cả cảnh vật xung quanh, khiến cho “mưa xuân ngại bay”, “hoa xoan đã nát”, “mùa xuân cạn ngày”. Trái ngược với niềm vui và sự mong đợi trước đêm hội, giờ đây cô chỉ còn lại nỗi buồn và nỗi nhớ khắc khoải. Tuy nhiên, niềm hy vọng và niềm tin vào tình yêu trong tương lai vẫn còn le lói trong cô qua câu hỏi tự nhủ: “Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ…”

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

7. Câu 7 trang 80 sgk văn 12/1 Cánh diều

Em có nhận xét gì về tâm hồn, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ? Dựa vào yếu tố nào để đưa ra nhận xét ấy?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ nội dung đoạn trích và phân tích vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của cô gái nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về tâm hồn, tình cảm nhân vật trữ tình:

  • Tâm hồn trong sáng, thuần khiết: Nhân vật trữ tình là một cô gái trẻ, làm nghề dệt lụa, được miêu tả với vẻ đẹp trong sáng và thuần khiết, đến mức được ví như “cây lụa trắng”. Cô đại diện cho những cô gái thôn quê với tâm hồn trong trắng, giản dị nhưng sâu sắc và giàu cảm xúc.

  • Tâm hồn tươi trẻ, đầy sức sống: Cô gái trữ tình mang trong mình sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống của tuổi xuân, với tình yêu nồng nàn, đằm thắm. Những biểu hiện như “có lẽ là em nghĩ đến anh”, “hai má em bừng đỏ”, và “em mải tìm anh” cho thấy cô đang sống trong niềm hạnh phúc và sự bối rối của một người đang yêu. Tâm trạng của cô đầy những cảm xúc lẫn lộn, từ háo hức, chờ đợi, đến ngại ngùng và e thẹn, đặc trưng cho một cô gái trẻ mới biết yêu.

  • Nhạy cảm và ngây thơ: Nhân vật trữ tình cũng là một cô gái nhạy cảm và ngây thơ. Sự tin tưởng và hy vọng của cô được thể hiện qua việc cô luôn tin rằng mình sẽ gặp lại chàng trai, mặc dù không biết chắc khi nào điều đó sẽ xảy ra. Tâm hồn của cô gái này tràn đầy hy vọng, với niềm tin rằng trong tương lai, tại một đêm hội lần tới, cô sẽ có cơ hội gặp lại người thương của mình.

8. Câu 8 trang 80 sgk văn 12/1 Cánh diều

Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong bài thơ Mưa xuân

Phương pháp giải:

Học sinh chỉ ra và phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc thể hiện yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại

Lời giải chi tiết:

Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại: Thơ Nguyễn Bính thường mang hình ảnh làng quê mộc mạc, nhưng bên trong lại chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ, đậm chất hiện đại.

Yếu tố hiện đại:

  • Sự hiện đại trong thơ ông được thể hiện rõ qua nội dung, với tình yêu lãng mạn đặc trưng của phong trào Thơ mới.

  • Tính hiện đại còn hiện diện trong cách diễn đạt trực tiếp cảm xúc cá nhân, khi tác giả không ngần ngại bày tỏ tình cảm mãnh liệt và chân thành.

  • Trong khi ca dao hay các tác phẩm thơ trung đại, tác giả thường gửi gắm tình cảm, nỗi niềm qua thiên nhiên, hay dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho nhân vật trữ tình chàng trai – cô gái. Còn trong thơ Nguyễn Bính, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình vào thiên nhiên - không gian quen thuộc nuôi dưỡng tình cảm của nhân vật trữ tình.

Yếu tố truyền thống: Truyền thống được thể hiện qua hình ảnh, không gian làng quê và đặc biệt là sự dịu dàng, e lệ của người con gái khi yêu.

→ Kết hợp độc đáo: Sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại đã tạo nên nét độc đáo trong thơ Nguyễn Bính, khiến tác phẩm của ông trở nên bất hủ và có giá trị lâu dài.

9. Câu 9 trang 80 sgk văn 12/1 Cánh diều

 Em ấn tượng với câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao

Phương pháp giải:

Học sinh tìm câu thơ có nội dung mà em ấn tượng nhất và phân tích yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong câu

Lời giải chi tiết:

Em bị cuốn hút bởi hình ảnh thơ "Mưa xuân" vì:

Hình ảnh này xuất hiện xuyên suốt bài thơ và mang một giá trị nghệ thuật độc đáo. Trước hết, "mưa xuân" đã khắc họa khung cảnh mùa xuân đặc trưng của làng quê, với những giọt mưa nhẹ nhàng và êm ái, như mang đến cho lòng người một cảm giác xao xuyến.

Đồng thời, hình ảnh "mưa xuân" được lặp lại với sắc thái đối lập: từ “phơi phới” đến “ngại bay”. Sự thay đổi này phản ánh tâm trạng biến đổi của cô gái trong bài thơ, từ háo hức mong chờ đến thất vọng, buồn bã khi không gặp được người thương. "Mưa xuân" không chỉ là hình ảnh thiên nhiên mà còn là ẩn dụ cho những cảm xúc trong sáng, thuần khiết nhưng cũng đầy uẩn khúc trong tình yêu của cô gái.

10. Câu 10 trang 80 sgk văn 12/1 Cánh diều

Nhận xét về thơ Nguyễn Bính, nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết: “ Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” ( Thi nhân Việt Nam). Với em, Mưa xuân của Nguyễn Bính đã đánh thức “người nhà quê” như thế nào?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ nội dung bài thơ và triển khai ý dựa trên nhận xét của Hoài Thanh 

Lời giải chi tiết:

Đối với em, bài thơ "Mưa xuân" của Nguyễn Bính đã khơi dậy hình ảnh “người nhà quê” thông qua việc tái hiện một bức tranh làng quê Việt Nam đầy sống động và chân thực trong mùa xuân. Thiên nhiên được miêu tả như đang hồi sinh, cây cỏ xanh tươi... Trong bối cảnh ấy, làn mưa xuân nhẹ nhàng trở thành dấu hiệu báo hiệu mùa xuân ấm áp đã đến. Những yếu tố như mưa xuân, hội chèo, và sự hẹn hò đôi lứa là những hình ảnh rất quen thuộc với cuộc sống thôn quê Việt Nam.

Nhân vật chính trong đoạn trích là một cô gái trẻ thôn quê, làm nghề dệt lụa và chưa lập gia đình, sống cùng mẹ già. Cô là biểu tượng của vẻ đẹp giản dị với tâm hồn trong sáng, thuần khiết, được ví như "vuông lụa trắng". Xuyên suốt bài thơ, diễn biến tâm trạng của cô gái được khắc họa một cách tinh tế: từ sự bối rối, mong chờ, và e lệ của một cô gái lần đầu yêu, đến sự thất vọng khi người yêu không đến, rồi lại lặng lẽ trở về một mình. Mặc dù vậy, cô vẫn giữ trong lòng niềm tin và hy vọng rằng tương lai sẽ mang đến cho cô những điều tốt đẹp hơn.

Tóm lại, thơ Nguyễn Bính đã thực sự làm sống dậy hình ảnh “người nhà quê” trong lòng mỗi người, đúng như nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Tự đánh giá: Mưa xuân của nhà thơ Nguyễn Bính thuộc chương trình Văn 12 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và cụ thể. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990