img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Việt Bắc - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 17:00 13/05/2024 95,869 Tag Lớp 12

Bài thơ Việt Bắc được coi là áng hùng văn của nhà Tố Hữu tả về nỗi nhớ của các người lính ở vùng núi Việt Bắc nhớ về quê hương và người thương ở miền xuôi.Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các em soạn bài Việt Bắc - Ngữ Văn 12 để các em cảm nhận được nỗi nhớ khôn xiết của người lính!

Soạn bài Việt Bắc - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Việt Bắc: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1.1. Tác giả Tố Hữu

Tố Hữu sinh vào năm 1920 và mất vào năm 2002 có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà Nho nghèo và mẹ ông cũng là con nhà Nho nên cả hai đều truyền cho ông tình yêu văn hóa dân gian nồng nàn. Năm 12 tuổi, anh mồ côi mẹ. Một năm sau, ôn thi vào trường Quốc học Huế, rồi tham gia phong trào đấu tranh cách mạng. Lớn lên, ông tham gia phong trào cách mạng và vinh dự trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Cuối tháng 4 năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Thiên. Tháng 3/1942: Ông vượt ngục, trốn vào Thanh Hóa và tiếp tục hoạt động. Cách mạng tháng Tám 1945: Ông trở thành Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông rời Thanh Hóa, ra Việt Bắc, công tác ở Trung ương Đảng, phụ trách văn hóa - văn nghệ.

Tố Hữu cũng từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu, đặc sắc của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. đồng thời là một cán bộ lão thành cách mạng xuất sắc của Việt Nam. 1996: Ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Tố Hữu là một trong những ngọn cờ tiên phong của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam

Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó chặt chẽ và phản ánh chân thực về chặng đường cách mạng gian khổ, hy sinh nhưng cũng không ít chiến công vẻ vang, vẻ vang của dân tộc. 

Các chặng đường thơ của Tố hữu:

Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): Đây là bước đầu làm thơ của Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của một thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ Đảng, cách mạng và gồm 3 phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.

Việt Bắc (1947 – 1954): Tập thơ này là khúc ca hùng tráng, thiết tha, hào hùng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những người kháng chiến.

Gió lộng (1955 – 1961): tập thơ chứa đầy những nguồn cảm hứng lớn lao.

Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): Tràn đầy âm vang của khí thế hừng hực khí thế kháng chiến chống Mỹ cứu nước và niềm vui chiến thắng.

Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): Đây là hai tập thơ đánh dấu một bước ngoặt mới trong thơ Tố Hữu, là dòng chảy sôi động, tươi vui của cuộc sống thường nhật, đồng hành với vui, buồn, được, mất, sướng hay khổ...

a) Về nội dung trong các tác phẩm 

Thơ Tố Hữu bao giờ cũng đậm chất trữ tình chính trị. Thơ Tố Hữu luôn hướng tới những điều lớn lao như: lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng và của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu thường không đi sâu vào tình cảm cá nhân mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn tiêu biểu, phổ biến của những người cách mạng, của những anh hùng: tình yêu lí tưởng trong từ này, tình quân dân trong Cá nước hay tình cảm vô sản quốc tế trong Em bé Triều Tiên.
Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, luôn lấy những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước làm đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, mang tính chất nhân dân: Cảnh dựng nước lớn trong Bài ca mùa xuân năm 1961 , hay cảnh cả nước ra trận trong Chào Xuân 67…

b) Về nghệ thuật

Thơ Tố Hữu luôn mang bản sắc dân tộc sâu đậm.

Thể thơ: Tố Hữu đã đặc biệt thành công trong khả năng sử dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Những bài thơ có thể thơ lục bát như Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tú hú…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Mẹ Tơm, Bác ơi!, Quê mẹ…

Ngôn ngữ: Tố Hữu không chỉ chú ý đến việc sáng tạo những từ ngữ, cách diễn đạt mới mà thường dùng những từ ngữ, cách diễn đạt quen thuộc, gần gũi với dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu luôn phát huy nhạc tính phong phú của tiếng Việt.

1.2. Tìm hiểu về tác phẩm Việt Bắc

a. Hoàn cảnh sáng tác Việt Bắc

Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về đồng bằng. Trung ương Đảng quyết định rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô. Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

b. Kết cấu

Hướng theo lối đối đáp và giao duyên trong ca dao dân tộc của ca.

c. Bố cục Việt Bắc: 3 phần

Phần 1: 8 câu đầu: cảm xúc cuộc chia tay.

Phần 2: tiếp đến câu 20: lời người Việt Bắc.

Phần 3: còn lại: lời người cách mạng.

d. Chủ đề

Ca ngợi cuộc sống và con người kháng chiến thể hiện tình cảm thủy chung của người cách mạng đối với nhân dân Việt Bắc.

 

2. Soạn bài Việt Bắc: Phần đọc - hiểu văn bản

2.1. Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người

Bốn câu đầu: lời của người ở lại

Cảnh chia tay giữa người ở và người về.

Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao.

Cách nói ám chỉ và cấu trúc tu từ được lặp lại hai lần như để gợi nhiều kỉ niệm. Hai câu đề liên quan đến nỗi nhớ, một hoài niệm về thời gian “mười lăm năm”, một hoài niệm về không gian: sông, núi, suối.

⇒ Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính.

Bốn câu sau: lời của người về

Từ láy “bâng khuâng” đã thể hiện sự xao xuyến lo lắng, “bồn chồn” đã thể hiện được sự không yên tâm trong tim và không nỡ rời bước.

Hình ảnh “áo chàm” chỉ những con người Việt Bắc giản dị, thân thương. Cử chỉ nắm tay thay lời muốn nói chứa chan tình cảm.

⇒ Tâm trạng bịn rịn, lưu luyến, xúc động.

2.2. Lời người Việt Bắc

Nhịp thơ 2/4 ở những câu lục, nhịp thơ 4/4 ở những câu bát cùng phép lặp các cấu trúc cú pháp, điệp từ đã tạo nên được sự đối xứng khiến cho bao nhiêu kỉ niệm không còn thấy rời rạc mà đã trở nên ngân nga và da diết

Hình ảnh:

Mưa nguồn, suối lũ, mây mù ⇒ thiên nhiên tươi đẹp nhưng đầy rẫy nguy hiểm.

Miếng cơm chấm muối ⇒ cuộc sống đầy thiếu thốn khổ cực.

Trám măng ⇒ đặc sản của Việt Bắc.

Mối thù nặng vai ⇒ trách nhiệm đầy nặng nề.

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son ⇒ cuộc sống tuy nghèo khó nhưng lại có tình thương dạt dào.

Kháng Nhật, Việt minh ⇒ buổi đầu thời gian cách mạng gian khổ.

Các địa danh Tân Trào, Hồng Thái là những nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng.

⇒ Tất cả những kỉ niệm sinh hoạt trong chiến đấu đều được người dân Việt Bắc kể lại bằng nỗi nhớ da diết.

2.3. Lời của người Cách Mạng

- Nhớ cảnh và người Việt Bắc:

+ Người cách mạng khẳng định nỗi nhớ Việt Bắc. Lời nhắn nhủ khẳng định lòng thủy chung trước sau như một.

- Thiên nhiên:

Vẻ đẹp đa dạng của không gian và thời gian

+ Ánh trăng buổi tối

+ Ánh sáng ban chiều

+ Những bản làng mờ trong sương sớm

+ Những bếp lửa hồng lúc đêm khuya

- Con người:

+ Những ngày tháng đồng cảm cộng khổ

+ Chăn sui đắp cùng

+ Người mẹ cơ cực trong lao động

+ Lớp học bình dân

+ Sinh hoạt cơ quan

+ Tiếng mõ tiếng chày     

- Sự hòa quyện giữa cảnh và người

+ Mùa đông: màu đỏ của hoa chuối và dao gài thắt lưng -> con người hiện lên cùng với vẻ đẹp hiên ngang và làm chủ núi rừng.

+ Mùa xuân: mơ nở trắng rừng và người đan nón -> vẻ đẹp con người được thể hiện qua chăm chỉ tỉ mỉ.

+ Mùa hè: rừng phách đổ vàng, con người hái măng một mình -> vẻ đẹp của sự cần cù.

+ Mùa thu: trăng rọi hòa bình, tiếng hát ân tình thủy chung -> vẻ đẹp của sự chung thủy.   

⇒ Mang âm hưởng trữ tình đã hình thành nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu, tình thương đồng chí, đồng bào, tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước.
Kỉ niệm Việt Bắc anh hùng

- Nghệ thuật nhân hóa: rừng cây cũng biết đánh tây.

- Điệp từ “nhớ” kết hợp cùng với những địa danh cụ thể đã gắn liền với những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong chiến đấu.

- Những hình ảnh tái hiện lên không gian rộng lớn.

- Những từ láy “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”.

- Biện pháp so sánh “như là đất rung”.

- Nghệ thuật cường điệu: bước chân nát đá.

- Động từ “vui” kết hợp cùng với biện pháp liệt kê: Hòa Bình, Tây bắc, Điện Biên… đã gợi lên niềm vui như đã được lan tỏa ra khắp mọi nơi trên đất nước chứ không riêng gì chỉ ở Việt Bắc.

⇒  Diễn tả được khí thế hào hùng của cuộc hành quân trong thời gian kháng chiến. Tất cả các lực lượng của bộ đội và dân công đều cùng nhau hợp sức để tạo nên được thắng lợi cuối cùng.

- Niềm tin cách mạng

Nhớ Việt Bắc cũng là nỗi nhớ về Đảng, nhớ về trung ương và nhớ về chính phủ với những chủ nghĩa có đường lối đúng đắn. Biện pháp liệt kê: “điều quân”, “phát động”, “ mở đường” cho thấy được những việc làm và đường lối của Đảng là quan trọng như thế nào.

Nhớ về Việt Bắc là nhớ về Bác Hồ.

Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là niềm tin của nhân dân, là nơi hội tụ những tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của mọi người Việt Nam yêu nước.

⇒ Khẳng định niềm tin yêu của đất nước với Việt Bắc bằng những vần thơ giản dị, thôn dã và thiết tha tình yêu.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp trọn kiến thức về tác phẩm Việt Bắc

 

3. Soạn bài Việt Bắc - trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

3.1. Câu 1 (Trang 99 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu.

Hướng dẫn giải:

Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa Thiên Huế, lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học và say mê văn chương. Quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu.

Tố Hữu nhận thức cách mạng từ rất sớm và vào Đảng năm 18 tuổi. Ông hoạt động cách mạng qua nhiều giai đoạn lịch sử, giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1938 (18 tuổi), ông trở thành lãnh đạo chính của Hội Thanh niên Dân chủ tại Huế. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 4 năm 1939 đến tháng 3 năm 1942, ông bị thực dân Pháp giam cầm trong nhiều nhà tù ở Trung tâm miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1942, ông vượt ngục, vào Thanh Hóa, tiếp tục hoạt động cách mạng

Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, ông là chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến năm 1986, ông liên tục giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1996,

Nhà nước trao tặng Giải thưởng của Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.

3.2. Câu 2 (Trang 114 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?

Hướng dẫn giải:

Đối với Tố Hữu, chặng đường hoạt động cách mạng và chặng đường thơ ca của ông có một sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi bài thơ của ông phản ánh một chặng đường cách mạng.

1. Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): là một chặng đường khởi đầu tương đương với 10 năm đầu tiên hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Tập thơ gồm 72 bài được chia thành làm ba phần:

- "Máu lửa" được sáng tác vào thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông một cách sâu sắc cho những người nghèo ở trong xã hội, khơi dậy mạnh mẽ  ý chí đấu tranh.

- "Xiềng xích" sáng tác ở trong nhà lao. Thể hiện được những  tâm tư tha thiết yêu đời, yêu sự tự do, ý chí kiên cường và quyết tâm chiến đấu mạnh mẽ của người chiến sỹ.

- "Giải phóng" sáng tác khi nhà thơ vượt ngục đến những ngày đất nước giải phóng --> Ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc và niềm tin vào chế độ mới.

2. Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954). Đánh dấu được bước chuyển mình trong thơ Tố Hữu, trong chặng đường này: hướng tới việc thể hiện quần chúng cách mạng và mang tính sử thi đậm đà. Gồm 27 bài:

Tiếng ca hùng tráng và thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước và con người kháng chiến: 9 anh vệ quốc quân, người mẹ, chị phụ nữ, em liên lạc …

Thể hiện những tình cảm lớn: tình quân dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - miền ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân – lãnh tụ, tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm quốc tế vô sản …

3. Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961). Có sự kết hợp và thể hiện của cái “tôi” trữ tình công dân khi khai thác nên các đề tài lớn, xây dựng được chủ nghĩa xã hội, đấu tranh và thống nhất đất nước, tinh thần tình cảm quốc tế vô sản. Gồm 25 bài

- Hướng về quá khứ để có thể ghi sâu ân tình cách mạng.

- Ngợi ca cuộc sống mới ở miền Bắc.

- Tình cảm thiết tha và sâu đậm đối với miền Nam ruột thịt.

4. Tập thơ "Ra trận" (1962-1971), gồm 34 bài, "Máu và hoa" (1972-1977), gồm 13 bài, ra đời vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

- "Ra trận" bản hùng ca về "Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời".

- "Máu và hoa" ghi lại được chặng đường cách mạng đầy khó khăn gian khổ, hy sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi toàn thắng về ta.

5. Các tập thơ còn lại: thể hiện được những chiêm nghiệm và những đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc Việt Nam và con đường hoạt động văn học của bản thân.

3.3. Câu 1 (Trang 114 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Hướng dẫn giải

a. Hoàn cảnh sáng tác

Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã thành công rực rỡ. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã rời Chiến khu Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm gắn bó, gắn bó giữa nhân dân Việt Bắc với bộ đội, chiến sĩ cách mạng.

b.  Sắc thái tâm trạng của bài thơ

Tâm trạng bồn chồn, khắc khoải của nhân vật trữ tình trong giờ phút chia tay vỡ òa.

c. Lối đối đáp: Hai nhân vật đều xưng - gọi là "mình" và "ta"

3.4. Câu 2 (Trang 114 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

Hướng dẫn giải

a. Qua dòng hồi tưởng, vẻ đẹp của Việt Bắc hiện lên gần gũi, nên thơ:

- Vẻ đẹp trải dài theo thời gian, không gian khác nhau: sương sớm, nắng chiều, trăng khuya.

Bức tranh tứ bình của Việt Bắc : (mùa xuân: mơ nở trắng rừng/ mùa đông: hoa chuối đỏ tươi/ mùa hạ: ve kêu rừng phách đổ vàng/ mùa thu: trăng gọi hòa bình)

- Thiên nhiên trở nên đẹp và hữu tình khi có sự gắn bó của con người:

+ Thiên nhiên có sự khắc nghiệt riêng của núi rừng Tây Bắc

+ Có những khoảnh khắc đẹp, thơ mộng

+ Hình ảnh khó quên: khói bếp, sương núi, cảm giác bản mường bồng bềnh, mờ ảo trong sương

+ Âm thanh của nhịp sống yên bình, yên ả

-> Thiên nhiên Việt Bắc là sự giao hòa bốn mùa hòa với không khí kháng chiến, vất vả, gian khổ nhưng lạc quan, hào hùng

+ Cảnh làng bản ấm cúng

+ Cảnh chiến khu sinh hoạt

+ Cảnh lãng mạn, ân tình

b, Những hồi tưởng về con người Việt Bắc

- Trong dòng hồi tưởng, nhà thơ nhớ tới con người Việt Bắc trên nền chung của núi rừng

+ Nhớ tới con người Tây Bắc gắn với những hoạt động sinh hoạt đặc trưng: cô em gái hái măng, người đan nón, người đi rừng, nhớ tiếng hát ân tình thủy chung

+ Cuộc sống kháng chiến khó khăn nhưng có sự sẻ chia, đồng cảm:

Thương nhau chia củ sắn bùi

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng

-> Tác giả nhớ tới tình cảm nghĩa tình, những ngày được đồng bào Tây Bắc che chở, đùm bọc dù cuộc sống khó khăn, gian khổ

3.5. Câu 3 (Trang 114 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa ra sao?

Hướng dẫn giải

Khung cảnh Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa sinh động mang âm hưởng của khúc tráng ca

+ Cả dân tộc đồng lòng chống kẻ thù: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai

+ Dù trải qua nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn đầy lạc quan, sôi nổi: gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

- Không khí chuẩn bị cho chiến dịch khẩn trương, sôi nổi, thể hiện sức mạnh tổng hợp

Chiến thắng khẳng định sức mạnh và bản lĩnh kiên cường quyết thắng của dân tộc.

- Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến: Việt Bắc là quê hương của cách mạng, đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đặt niềm tin tưởng và hy vọng của con người Việt Nam.

3.6. Câu 4 (Trang 114 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ.

Hướng dẫn giải

Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ
- Sử dụng thể thơ lục bát- thể thơ dân tộc tính chất thơ  nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng người
- Hình ảnh đầy thân thương, gần gũi đối với đời sống của người dân: nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn, nhớ người mẹ nắng cháy lưng
- Ngôn ngữ dân tộc: tiêu biểu nhất đó là cặp đại từ xưng hô “mình- ta” đầy sáng tạo trong thơ
- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: có khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi thì đằm thắm, ân tình, có lúc lại mạnh mẽ, hùng tráng

 

4. Soạn bài Việt Bắc: Phần luyện tập

4.1. Câu 1 (Trang 100 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

Hướng dẫn giải:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.

2. Thân bài:

Nội dung: Phân tích hình ảnh, cảm xúc của từng câu, từng khổ trong đoạn. Khái quát ý chính của đoạn. So sánh, mở rộng để thấy mới, cái riêng của bài thơ và của tác giả.

Nghệ thuật (có thể phối hợp với nội dung): Nghệ thuật xây dựng hình ảnh cảm xúc, cách diễn đạt; ngôn ngữ (vần, nhịp, từ ngữ, câu thơ…) thơ… có những đặc điểm gì? Mở rộng so sánh để bình luận.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ: Chọn bình giảng đoạn thơ Khi con tu hú (Tố Hữu)

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Phân tích đoạn 4 câu cuối, tham khảo các ý sau để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh:

Cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của ngày hè: với ánh nắng chói chang, tiếng ve kêu, tiếng chim hót líu lo, hoa quả chín mọng, thơm phức.

=> Khơi dậy những kỉ niệm đẹp đẽ trong lòng người lính. Ánh nắng chói chang như đánh thức khát vọng sống, khát vọng được tự do vui sống của những người tù như mình.

Cái nóng mùa hè cũng thắp lên ngọn lửa căm thù trong lòng người lính: chân muốn xuyên qua gian phòng (phòng tạm giam bẩn thỉu và nóng bức), “sao chợt buồn quá” (những cảm xúc bộc lộ) bộc lộ trực tiếp: có lẽ vì cái nóng mùa hè , nhưng có lẽ vì sự giam cầm và giam cầm của kẻ thù trong một con người yêu tự do và có tinh thần tự do)

Tiếng chim tu hú vừa là mở đầu vừa là kết thúc bài thơ => tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng khiến cho tiếng tu hú vang vọng khắp không gian. Tiếng chim tu hú vừa là tiếng gọi mùa hạ, vừa là tiếng thể hiện khát vọng của con người được thoát khỏi ngục tù để trở về với đồng chí, đồng đội, tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng cách mạng.

4.2. Câu 2 (Trang 100 SGK Ngữ Văn 12 tập 1): Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét về thơ Tố Hữu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên ngang tầm thơ trữ tình”. Nói cách khác, theo Xuân Diệu, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Điều đó cũng dễ hiểu bởi Tố Hữu là nhà thơ, chiến sĩ. Ông làm thơ với mục đích chính là phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng, nhiệm vụ cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào thơ ca cách mạng một giọng điệu trữ tình mới độc đáo với những cảm xúc bộc trực của một cái tôi trữ tình cách mạng, một con người sống chan hòa với cộng đồng xã hội trong cuộc đời cách mạng, trong sự đấu tranh cho hình tượng cách mạng.

Nắm trọn kiến thức Ngữ văn đạt 9+ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia ngay!!!

Trên đây, VUIHOC đã hướng dẫn cho các em học sinh chi tiết soạn bài Việt Bắc trong chương trình Ngữ văn 12. Ngoài ra, để tham khảo nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT nói chung cũng như các bài Soạn văn 12 mẫu, thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

>>> Bài viết tham khảo thêm:

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học 

Soạn bài Tây Tiến
 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990