img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ| Văn 12 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:08 04/11/2024 2,791 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ| Văn 12 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu được phương pháp viết một bài nghị luận dùng để so sánh và đánh giá hai tác phẩm thơ.

Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ| Văn 12 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ| Văn 12 tập 2 Cánh diều 

1. Bài viết tham khảo 1

Đề bài: Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

(Việt Bắc, Tố Hữu)

Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ

Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu

Một vết bùn khô trên mặt đá

Không có ai chia tay

Cũng nhớ một tiếng còi tàu.

Mẹ tôi thức khuya dậy sớm

Năm nay ngoài năm mươi tuôi

Chồng chết đã mười mấy năm

Thuở tôi mới đọc được i tờ

Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần

Nước sông gạo chợ

(Bài thơ của một người yêu nước mình, Trần Vàng Sao)

Đất nước luôn là chủ đề tiêu biểu, là nguồn cảm hứng dồi dào cho những nhà thơ, tạo ra những vần thơ bất hủ, sống mãi với thời gian. Khi nói đến đất nước, chúng ta không thể không liên tưởng đến những bức tranh thơ đầy màu sắc dân tộc của Tố Hữu trong bài thơ “Việt Bắc” hoặc của tác giả Trần Vàng Sao trong tác phẩm mang tên "Bài thơ của một người yêu nước mình". Hai bài thơ có chung đề tài và một nguồn cảm hứng nhưng vẫn mang đến những nét độc đáo riêng của mỗi tác giả.

Trong “Việt Bắc”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện được một thứ tình cảm thiêng liêng đó là tình cảm keo sơn gắn bó giữa người đồng bào, là tình cảm thiết tha, mặn nồng với quê hương, đất nước. Tình yêu đó được tác giả điểm thêm vào qua những vần thơ da diết xen cùng âm hưởng hào hùng, niềm phấn khởi, lạc quan trước chiến thắng rực rỡ của cách mạng. Còn qua "Bài thơ của một người yêu nước mình", tác giả Trần Vàng Sao đã mang đến một thứ keo sơn kỳ lạ để kết nối những điều tưởng chừng như rất xa lạ và ở thế đối lập nhau để chúng có thể hoà vào nhau và tô điểm thêm cho nhau. Nhờ sự hòa quyện này, tình yêu nước không còn xa vời, cao siêu mà trở nên gần gũi, làm nên sức mạnh để con người chiến đấu, hy sinh vì quê hương đất nước. 

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều

Trong cả hai đoạn thơ, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng tỏa sáng trong những câu thơ êm đềm. Người mẹ luôn là nguồn cảm hứng vô tận, những người mẹ Việt Nam anh hùng chịu thương, chịu khó làm lũ, và tảo tần chăm sóc gia đình. Trong tác phẩm Việt Bắc thì đó là hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng”, câu thể đã thể hiện sự xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ ở khu vực Việt Bắc. Các động từ “địu con”, “bẻ từng” cũng gợi lên sự tần tảo, cần cù lao động, vất vả gian khổ của bà mẹ đang từng ngày từng giờ chắt chiu, họ dành dụm từng hạt bắp để trong kháng chiến có cái mà đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng hoàn thành nhiệm vụ. Còn trong “Bài thơ của một người yêu nước mình” lại là  hình ảnh điển hình của biết bao người mẹ Việt Nam tảo tần “áo rách” và thương con vô bờ bến, thầm lặng hy sinh nhận gánh nỗi đau riêng mình. Đó là người mẹ chịu số phận buồn, cùng đất nước vùi mình sống trong cảnh chiến tranh, khổ nghèo, mất mát và rất nhiều sự chia ly. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng cả hai tác phẩm đều tập trung vào người mẹ, tuy nhiên ở “Việt Bắc” đề cập đến tình thân mến mà các chiến sĩ cách mạng dành cho người mẹ trong cuộc sống hằng ngày, đến việc nhặt từng hạt lúa để phục vụ cách mạng. Trong khi đó, trong “Bài thơ của một người yêu nước mình”, tình mẫu tử được tôn cao, là niềm thương xót mà một đứa con dành cho bà. Dù có khác biệt nhưng cả hai tác phẩm đều đã tôn vinh bức tượng của người mẹ Việt Nam, một hình ảnh rất vĩ đại. 

Ở trong hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn hiện lên thông điệp về sự nhân văn, kiên trì, yêu thương con cái và sự hy sinh không ngần ngại cho đất nước. Hai bài thơ đề cập đến những kỷ niệm quý giá về lớp học bình dân, nơi giáo viên truyền đạt tri thức cho cư dân vùng cao. "Nhớ sao lớp học i tờ" và "Thuở tôi mới đọc được i tờ”, dù âm thanh ấy được phát ra một cách ngây ngô từ những đứa trẻ nhưng lại vô cùng quan trọng bởi Đảng và Chính phủ đã sớm nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của con chữ mới có thể giúp dân thắng được giặc dốt – âm mưu hèn hạ của quân xâm lược. Thêm vào đó, khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hai đoạn thơ, chúng ta nhận thấy sự khác biệt. Nếu trong “Việt Bắc” nhà thơ đã thể hiện tình cảm sâu sắc của mình đối với vùng đất Việt Bắc, tràn ngập sự biết ơn. Đoạn thơ là một khúc ca đẹp của bản tình ca Việt Bắc, ca ngợi nghĩa tình cách mạng, ca ngợi cuộc kháng chiến vẻ vang và con người kháng chiến anh hùng. Còn đối với “Bài thơ của một người yêu nước mình” lại mang một âm hưởng ngược lại, đó là nỗi niềm thương nhớ về những kí ức đã qua của một tuổi thơ mang nhiều nỗi suy tư sâu lắng, tình yêu đất nước.

Về thể loại văn học, hai đoạn thơ mang sự khác biệt rõ ràng. Tác phẩm "Việt bắc" được nhà thơ Tố Hữu viết bằng thể thơ lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã giúp cho đoạn thơ vang lên âm điệu ngọt ngào, êm ái. Tác giả đã khéo léo sử dụng thể thơ truyền thống đặc trưng của dân tộc ta để người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy hình hài đất nước trong những vần thơ mà ông viết nên. Với Trần Vàng Sao, ông mang đến thể loại thơ tự do bằng cách sử dụng những dòng thơ liền mạch, không có dấu câu, như một cách thể hiện mạch nguồn cảm xúc trào dâng khi miêu tả đất nước. 

Sự khác biệt giữa hai đoạn thơ có lẽ đến từ chính bối cảnh sáng tác nên nó. Đối với “Việt Bắc” được tác giả Tố Hữu viết ra sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng và cán bộ chiến sĩ cùng nhau rời Việt Bắc về tiếp quản thủ đô. Trong bầu không khí hân hoan của chiến thắng, âm hưởng vui tươi và lạc quan đã được tạo ra, làm cho đoạn thơ trở nên phần nào ý nghĩa hơn. Ngược lại, "Bài thơ của một người yêu nước mình" được sáng tác vào năm 1967, khi đất nước ta vẫn chưa được thống nhất. Nhân dân miền Nam đang trong cảnh lầm than khổ cực trước ách thống trị ngày càng tàn bạo hơn của đế quốc Mỹ. Qua hai đoạn thơ trên đã gửi đến độc giả những cảm xúc sâu sắc về tình yêu, sự ấm áp của con người và những cảm xúc nồng nàn, tha thiết khi viết về đất nước.Đó là những tình cảm rất chân thành, tình cảm gắn bó sâu sắc, chân tình giữa tâm hồn người con Việt Nam với quê hương, đất nước.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

2. Bài viết tham khảo 2 

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Nhà thơ Thanh Hải và nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đã đóng góp vào di sản thơ ca Việt Nam bằng hai bài thơ tuyệt vời về thiên nhiên là "Mùa xuân nho nhỏ" và "Sang thu". Hai bài thơ, hai cảm xúc nhưng lại chung nguồn cảm hứng và tình yêu với thiên nhiên đất nước được biểu hiện qua những hình ảnh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ. Nếu như bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải tập trung vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, và những khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ. Thi phẩm "Sang thu" của Hữu Thỉnh, ngược lại, là sự tả khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Tuy cùng viết về đề tài thiên nhiên, nhưng mỗi một thi phẩm lại có những nét đặc sắc riêng, độc đáo. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ viết về mùa xuân tươi đẹp xứ Huế. Trong phần mở đầu của bài thơ, nhà thơ đã sáng tác một bức tranh tươi đẹp về mùa xuân.

"Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

Thanh Hải đã không chọn cách tả chi tiết về mùa xuân ở xứ Huế. Ông chỉ đơn giản sử dụng một vài nét vẽ để tạo nên bức tranh mùa xuân của mình. Đó là một bông hoa màu tím nhỏ bé lại mọc lên giữa dòng sông, đó còn là âm thanh của con chim "chiền chiện" đang ca hót líu lo giữa bầu trời cao rộng. Tất cả đều đang gợi lên hình ảnh về một mùa xuân tươi vui, rộn rã. Đóa hoa "tím biếc" có lẽ là một đóa lục bình trôi nhẹ trên sông Hương xanh biếc, biểu tượng của xứ sở Huế thân thương? và những chú chim "chiền chiện" - báo tin của mùa xuân, vang lên những tiếng hót rộn rã chào đón mùa xuân đang về. Từ "ơi" được nhà thơ đặt ngay đầu câu thơ như tiếng gọi tha thiết, thân thương với những chú chim đang ca hót. Tiếng hót kia đang làm nhà thơ xúc động và bồi hồi, với niềm thương mến lẫn trách cứ: "Hót chi mà vang trời" - lời trách cứ ấy mang hơi thở sâu của xứ Huế. Tiếng chim trên cao gọi mùa xuân như đang cô đặc lại, cắm bước lắng xuống. Nhưng dù đó là gì thì cũng khiến nhà thơ Thanh Hải vô cùng xúc động, bồi hồi mà đưa bàn tay "hứng" lấy từng "giọt long lanh" đó. Động tác "hứng" của nhà thơ rất nhẹ nhàng và uyển chuyển. Nó chứa đựng sự nâng niu và trân trọng mà ông dành cho mùa xuân. Ở đây, Thanh Hải đã áp dụng nghệ thuật ẩn dụ để thay đổi cảm xúc. Ông đã biến mùa xuân thành một thực thể sáng tồn để khám phá, trải nghiệm, và cảm nhận một cách thú vị. 

Còn đối với nhà thơ Hữu Thỉnh, ông lại chọn viết về mùa thu.Bức tranh chớm thu của quê hương vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện lên với những hình ảnh thật giản dị, mộc mạc, thân thương:.

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Mùa thu với Hữu Thỉnh đến dựa vào dấu hiệu quen thuộc: hương ổi chín trong gió se se lạnh và màn sương bao phủ khắp xóm thôn. Ổi vốn là thức quả quen thuộc của người dân Việt Nam, nó xuất hiện để báo hiệu cho mùa thu của thiên nhiên, đất trời. Và "hương ổi" là điều đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ, để ông nhận ra sự xuất hiện đột ngột của mùa thu: "Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se". Từ "bỗng" được nhà thơ đặt ở đầu câu thơ để thể hiện cảm giác đột ngột, bất ngờ, ngạc nhiên của nhà thơ khi ông chợt nhận ra mùi thơm của "hương ổi" lan tỏa trong không khí. Đó chỉ là điều thường thấy trong mùa thu - những dấu hiệu duy nhất, quen thuộc nhất. Thêm vào đó là làn gió se lạnh khô đang thổi qua, phủ kín không gian. Một dấu hiệu khác cho thấy mùa thu đang đến là lớp sương mù dày đặc đang mờ mịt bao phủ qua các ngõ xóm. Động từ "chùng chình" miêu tả quá trình diễn ra một cách chậm rãi và cẩn trọng. Nhà thơ đã biến màn sương thành mang đầy linh hồn. Nó đang từng bước đi chậm rãi qua những con hẻm nhỏ, tượng trưng cho sự chuyển mùa thu dần dần trên mặt đất và trời. Và đúng lúc này, nhà thơ bỗng nhận ra mình thảng thốt rằng “Hình như thu đã về”. Nhà thơ Hữu Thỉnh nắm bắt một cách tinh tế những dấu hiệu sớm của mùa thu từ đất trời, đồng thời ông cũng nhận thấy sự biến đổi của tự nhiên khi chớm bước vào mùa thu:

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

Mùa thu, thiên nhiên lại mang đến một vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Nếu như dòng sông mùa hạ cuồn cuộn chảy những nước thì giờ đây nó lại dịu lại dềnh dàng, chậm chạp, thong thả chảy trong êm đềm. Những chú chim nhỏ mùa hạ đã vang bài hát suốt cả mùa, bây giờ lại "nhanh chóng" chuẩn bị lên đường tránh cái lạnh. Hữu Thỉnh đã áp dụng phương pháp so sánh bằng việc sử dụng các từ láy tượng như "dềnh dàng" và "vội vã" để thể hiện sự tương phản của tất cả các vật khi mùa thu chuyển sang. Nhưng điều đặc biệt nhất trong cảnh sắc thiên nhiên này chính là hình ảnh "đám mây mùa hạ". Đám mây ấy không còn mang hơi nóng của mùa hạ, nhưng cũng chưa hoàn toàn có được sự thanh thoát và nhẹ nhàng của mùa thu. Đám mây mùa hạ ấy dường như còn lưu luyến điều gì với mùa hạ, khi chỉ “Vắt nửa mình sang thu”. Tất cả đều thể hiện rằng một mùa thu đã bắt đầu:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hai bài thơ, mặc dù được viết trong hai tình huống khác nhau, đều tả lại hình ảnh của tự nhiên và tình yêu với tự nhiên, đất nước yêu dấu, cùng niềm cảm hứng vô tận từ vẻ đẹp non sông quê hương. Nếu như Thanh Hải mang đến cho chúng ta cảm giác một mùa xuân êm đềm và đầy sắc màu của con người trong giai đoạn xây dựng đất nước, thì Hữu Thỉnh thì lại đem đến cho chúng ta trải nghiệm về một mùa thu yên bình, thân quen và gần gũi. Cả hai thi phẩm đều mang đến cho người đọc những cảnh sắc thiên nhiên quê hương đẹp đẽ, khó quên! Hai bài thơ Sang thu và Mùa xuân nho nhỏ là hai bức tranh thiên nhiên đầy cảm xúc của hai nhà thơ tài năng Hữu Thỉnh và Thanh Hải. Hai bài thơ đã đóng góp vào các tác phẩm thơ về tự nhiên đặc sắc nhất trong nền văn học Việt Nam ta.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Văn 12 tập 2 Cánh diều. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990