img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài viết bài văn nghị luận số 3: Nghị luận văn học

Tác giả Minh Châu 15:27 30/11/2023 3,284 Tag Lớp 12

Bài viết này VUIHOC sẽ hướng dẫn một cách chung nhất cho các bạn về cách soạn bài viết bài văn nghị luận số 3: Nghị luận văn học. Dưới đây sẽ khái quát phương pháp thông qua hướng dẫn chữa đề trong sách giáo khoa, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài viết bài văn nghị luận số 3: Nghị luận văn học
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Hướng dẫn giải đề 1 trang 132 sgk ngữ văn 12 tập 1

a) Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày và nêu dẫn chứng minh họa.

b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc và những người đồng đội trong đoạn thơ:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi."

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời:

a. *Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng nghệ thuật,...)

Trong bài thơ này người viết cần phải chỉ ra được tính dân tộc.

*Thân bài:

Giới thiệu thêm đôi nét về vị trí đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc, đặc điểm phong cách sáng tác, tư tưởng nghệ thuật trong thơ Tố Hữu: Việt Bắc là một trong những tác phẩm thơ đỉnh cao nhất trong sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là sự kết tinh từ tinh thần dân tộc đậm đà – một trong những phẩm chất được nổi bật lên trong phong cách thơ Tố Hữu.

Tinh thần dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) đã được biểu hiện thông qua nội dung và những hình thức nghệ thuật có trong bài.

* Tính dân tộc được thể hiện trong nội dung:

Đề tài chia tay mang nhiều tính dân tộc: Cuộc chia tay giữa những người cán bộ làm cách mạng ở miền xuôi và các đồng bào dân tộc được nhà thơ ví như đôi bạn tình.

Chủ đề bài thơ mang đậm tính dân tộc:

Dựng lên một bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc hết sức chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (một bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người nơi đây). Một hiện thực sôi động hào hùng của cuộc kháng chiến (“Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược,… thêm trường các khu…”)

Khẳng định được nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những con người Việt Bắc, với nhân dân và với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà sâu hơn là truyền thống đạo lý thủy chung của dân tộc ta… Đây cũng là lẽ sống, một tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.

*Tính dân tộc được biểu hiện trong các hình thức nghệ thuật

Tác phẩm là sự hòa quyện của tính cổ điện với thể thơ lục bát với sự giản dị, mộc mạc, chân phương của những người nông dân và màu sắc hiện đại trong sự sống động của con người và cảnh vật. 

Tác giả cũng đã vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (Tiêu biểu là đại từ “ta” – “mình”)

Với giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết làm sao được thể hiện trong các đại từ “ta” – “mình”, với các điệp ngữ “mình đi”, “mình về”, các tiểu đối, hệ thống từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”,… 

*Kết bài: bài thơ Việt Bắc thể hiện được tính dân tộc đậm đà từ nội dung trữ tình tới nghệ thuật trữ tình. Do đó, bài thơ dễ dàng tạo được tiếng nói đồng cảm, đồng tình của người đọc.

b. Dàn ý:

*Mở bài: 

Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng nghệ thuật,...)

Chỉ ra vị trí của đoạn trích trong bài thơ kết hợp nội dung tóm tắt của đoạn trích

*Thân bài:

Trong hoàn cảnh nhà thơ Quang Dũng bị chuyển sang đơn vị khác, nỗi nhớ thương đoàn quân Tây Tiến, những ngày tháng đồng hành, trải qua khó khăn ngọt bùi cùng đồng đội, những khó khăn vất vả nơi chiến trường khốc liệt và nét đẹp nên thơ trữ tình của miền đất Việt - Lào là nguồn cảm hứng cho tác giả viết nên bài thơ Tây Tiến.

Hai câu thơ đầu là những dòng cảm xúc của tác giả, nỗi niềm nhớ thương về quân đoàn Tây Tiến và cảnh vật vùng quê “Sông Mã” thân yêu:

+ Những cánh rừng, rặng núi từ lâu đã những địa điểm mà đoàn quân Tây Tiến ngày ngày đi qua, nó đã thấm sâu vào tiềm thức của mỗi người lính về hành trình hành quân của họ. Vậy nên, đột ngột một ngày, họ phải rời xa những chốn thân yêu thì chắc hẳn nỗi nhớ là chẳng thể xiết.

+ Nỗi nhớ được thể hiện thông qua câu cảm thán “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”, dấu chấm than như một lời thở dài như thể hiện niềm tiếc nuối. 

+ Từ láy “chơi vơi” thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng như có hình, có khối gợi lên một không gian bao la, thời gian sâu thẳm.

2 câu thơ sau: Hình ảnh núi rừng trùng điệp, hoang sơ và con đường hành quân gian khổ của người lính

+ Hình ảnh dốc, đèo, vực thẳm, rừng dày và con đường hành quân chênh vênh dần hiện ra

+ Những địa danh: Sài Khao, Mường Lát gợi lên không gian hoang sơ nơi xứ lạ

+ Cảm giác mệt mỏi của người lính như được xua đi bởi hình ảnh đầy thơ mộng trong đêm của Mường Lát.

+ Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: tạo ra nhiều nét nghĩa khác nhau, trong đó có thể hiểu đây là cách tả cảnh đoàn quân đốt đuốc đi trong đêm mịt mù hơi sương trông như những bông hoa.

+ Thanh bằng: gợi cảm giác lâng lâng, chơi vơi, tài hoa và lãng mạn. Khung cảnh núi rừng hiểm trở

4 câu thơ miêu tả sự trắc trở, khó khăn về địa hình nơi hành quân của đoàn quân Tây Tiến

+ Hai câu đầu: diễn tả độ cao ngất trời vào sự chênh vênh heo hút của núi đèo Tây Bắc.

Từ láy tạo hình: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” …được sử dụng với mật độ cao

Thủ pháp điệp từ, đối lập được khai thác triệt để

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”: nghe như tiếng thở nặng nhọc của người lính.

Heo hút cồn mây súng ngửi trời: “ngửi”, “súng ngửi trời” được sử dụng rất bạo, có tính tinh nghịch thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời, thách thức với gian khổ, hiểm nguy của người lính

+ Hai câu sau:

Câu thứ ba có sự ngắt nhịp ở giữa như bẻ đôi ⇒ diễn tả hai sườn núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng

Câu thơ thứ tư toàn thanh bằng ⇒ tạo cảm giác lâng lâng, chơi vơi

Hình ảnh người lính và kỉ niệm tình quân dân thông qua 2 câu thơ

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

+ Nối tiếp mạch cảm xúc về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính được hiện lên rõ hơn

+ Tây Bắc dữ dội, hoang sơ, không chỉ được mở rộng ra theo chiều không gian: theo những địa danh xứ lạ như Sài Khao, Mường Lát mà còn được kéo dài theo chiều dài thời gian: chiều chiều, đêm đêm ⇒ dường như nơi đây chỉ có thác gầm và cọp thét suốt ngày đêm.

- Vẻ đẹp của hai câu cuối: Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.

*Kết bài:

Nêu tóm gọn nội dung và nghệ thuật của 14 câu thơ đầu:

+ Hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, đầy hiểm nguy nhưng cũng rất nên thơ

+ Hình ảnh đoàn quân trên đường hành quân mang vẻ đẹp bi tráng.

Gợi mở thêm vấn đề bằng cách liên hệ với các tác phẩm cùng thời kỳ, các tác giả có cùng tư tưởng.


Hướng dẫn giải đề 2 trang 133 sgk ngữ văn 12 tập 1

a) Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng những người lính trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. 

b) Cảm nhận của các bạn về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:

"Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trong rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung."

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Trả lời:

a. Hướng dẫn

* Giới thiệu:

Giới thiệu một cách khái quát về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến; nêu lên vấn đề cần nghị luận.

Để thể hiện vẻ đẹp bi tráng của người lính trong chiến tranh, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Lối viết này có xu hướng tô đậm những gì đặc biệt nhất, những gì khác thường và sử dụng thủ pháp tương phản tác động mạnh vào các giác quan, để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

* Giải thích về khái niệm: Lãng mạn là sự thoát ly và thăng hoa của cảm xúc chủ quan. Lãng mạn chủ nghĩa là tích cực, lãng mạn cách mạng là ước mơ, hướng tới cái chưa có trong đời thực với một niềm tin lạc quan; Những rung động của những lý tưởng cao cả được tìm thấy ở những người có cùng tham vọng, nhưng lại bay bổng trong tâm hồn khi tiếp cận những đối tượng gợi cảm…

* Phân tích sự lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:

Chất lãng mạn thể hiện ở sự xúc động trước những vẻ đẹp kì lạ của cảnh vật và con người Tây Bắc.

Núi rừng miền Tây hùng vĩ, tráng lệ, dữ dội mà lại rất nên thơ.

Con người miền Tây với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc ( yêu kiều, e lệ, những điệu múa, điệu khèn, dáng người trên chiếc xuồng xuôi theo sóng vừa rắn rỏi, dũng cảm, vừa nhẹ nhàng, uyển chuyển,…)

Chất lãng mạn thể hiện ở lối viết xây dựng hình tượng người quân nhân dũng cảm, anh dũng tự nguyện hi sinh vì Tổ quốc.:

Sống với những lý tưởng cao đẹp

Kiên dũng, can trường, ngạo nghễ, ung dung trước những gian khổ, sẵn sàng xả thân để bảo vệ đất nước vì tổ quốc.

Tâm hồn mộng mơ nhưng lại lại tinh tế.

Tinh thần sống rất lạc quan, yêu đời

* Đánh giá vấn đề: nêu lên được ý nghĩa của chất lãng mạn của bài thơ khi nói về chiến tranh? Và đối với những người lính Tây Tiến.

b. Dàn ý:

* Giới thiệu khái quát về tác giả về bài thơ, đoạn thơ.

* Cảnh và người Việt Bắc xuất hiện rải rác trong cả bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này là những vẻ đẹp đặc sắc và tinh túy nhất.

Hai câu đầu của đoạn thơ: Khẳng định nên nỗi nhớ cảnh và nhớ con người Việt Bắc.

Tám câu còn lại nêu lên được những nét ấn tượng nhất về cả cảnh và người ở nơi đây.

Thiên nhiên bốn mùa với cảnh vật, âm thanh và màu sắc sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, những tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)

Người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)

* Đánh giá về vẻ đẹp của cảnh và con người Việt Bắc.

 

Hướng dẫn giải đề 3 trang 134 SGK Ngữ văn 12 tập 1

a) Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

b) Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Trả lời:

a) Câu "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" đã nêu cao được giá trị tinh thần giàu tình cảm, giàu sự ân nghĩa thuỷ chung, tương tự như với câu ca dao:

"Tay nâng đĩa muối chấm gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."

Tình nghĩa vợ chồng sâu đậm, mặn như muối gừng. Bài thơ so sánh giản dị nhưng cũng đầy ý nghĩa. Đó là sự chia ngọt sẻ bùi, là lời thề trọn đời gắn bó, thủy chung. Đất nước có từ ngày này; Từ ngày người Việt có phong tục tập quán, có lòng trung nghĩa. Đó là văn hóa, có văn hóa, chúng ta có một đất nước.

b) Tham khảo hệ thống các ý chính sau:

Người lính được miêu tả rất chân thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước chân hành quân nặng nề, với cái đói, cái lạnh, bệnh tật, với những dáng hình tuy xập xệ nhưng vẫn rất giàu sức sống. Sống động tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ).

Tác giả cũng đã phát hiện ra vẻ đẹp khác trong đời sống tâm hồn của người lính:

Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của núi rừng với những cảnh sắc độc đáo và tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa).

Con người vẫn luôn cháy với khát khao chiến thắng, vẫn ôm giấc mộng ngọt ngào của tình trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).

Một dáng kiều thơm hay còn được xem là một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ).

Vẻ đẹp của sự hi sinh cao cả của người lính:

+ Miêu tả những cái chết không bi lụy.

+ Cái chết trở nên bất tử.

Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), ồng thời cũng rất hào hùng, rất hào hùng. Với nhiều từ Hán Việt mang âm hưởng cổ điển, sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành...) tác giả đã tạo ra không khí thiêng liêng khiến cái chết của người lính trở thành một hành động lịch sử làm xúc động lòng sông Mã.

Đăng ký ngay để được thầy cô tổng hợp kiến thức trọn bộ kiến thức Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp THPT

 

Hướng dẫn giải đề 4 trang 134 SGK Ngữ văn 12 tập 1

a) Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mở đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

b) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mở trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời

a) Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

* Giống nhau:

Cả hai bài thơ đều nói về đất nước bằng giọng điều của niềm tự hào sâu sắc, về truyền thống lịch sử của dân tộc.

Hai bài thơ đều đem lại cho người đọc về những cảm nhận tươi mới, sâu sắc và trọn vẹn trong quan niệm về đất nước.

* Khác nhau

Nội dung:

Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước với đặc điểm: đặt hình tượng đất nước ở trong mối quan hệ giữa quá khứ và tương lai.

Nguyễn Khoa Điềm thì lại đưa ra quan niệm mới mẻ hơn về đất nước: “đất nước này là đất nước của nhân dân”

Nghệ thuật:

Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại được xây dựng bằng cảm hứng sáng tác một cách khái quát, sử thi với giọng văn sâu lắng, hình ảnh súc tích.

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại giàu màu sắc dân gian được thể hiện trên nhiều mặt của văn hóa dân gian như lịch sử, địa lý, phong tục, v.v. giọng điệu trữ tình, triết lý và chiêm nghiệm.

b) Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” : Sự hy sinh của người lính đã được sang trọng hóa: áo thay chiếu. Sự hy sinh của họ có một chút chủ nghĩa anh hùng cổ điển.

+ Cách nói giảm nói tránh “anh về đất” về đất là về với đất mẹ, quê hương, về với cõi vĩnh hằng. Sự hy sinh này là sự hy sinh vì lý tưởng đẹp đẽ đã khiến những người lính ấy trở thành bất tử.

+ Tiếng gầm của sông Mã như một khúc độc hành oai hùng của đất trời, sông núi trong phút vĩnh hằng của người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã nâng cái chết của họ lên tầm sử thi, hoành tráng.

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

* Khái quát: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ nhung đoàn quân Tây Tiến của tác giả, qua đó hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa một cách sinh động và bi tráng.

– Hai câu đầu: nét độc đáo về ngoại hình:

Không mọc tóc đối lập dữ oai hùm

→ Gian khổ, thiếu thốn đối lập đầy kiêu hùng.

– Câu 3- 4: Tâm hồn giàu mộng mơ

+ Giấc mộng của người lính Tây Tiến: “Mắt trừng.. giới” → giấc mộng lập chiến công.

+ Giấc mơ ngọt ngào của người lính: “Đêm mơ Hà Nội…”

– Câu 5 – 6: Lí tưởng chiến đấu cao đẹp

Mồ viễn xứ chẳng tiếc đời xanh

→ Ghê rợn, lạnh lẽo đối lập hy sinh quên mình, lí tưởng cao cả.

=> Hai câu thơ này đã toát lên được khí phách của người anh hùng.

– Hai câu cuối: cảnh tiễn biệt mỗi khi có người lính phải hy sinh

* Nhận xét

– Nội dung:

+ Hình tượng người lính được hiện lên một cách sinh động, mang màu sắc rất bi tráng nhưng lại cũng rất lãng mạn, hào hùng.

+ Tình cảm yêu thương mang sự trân trọng và thành kính của Quang Dũng đối với những người đồng đội.

– Nghệ thuật

+ Chất liệu được tác giả lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính ở trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Cách tạo từ rất độc đáo, sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt.

Trên đây là hướng dẫn soạn bài viết bài văn nghị luận số 3: Nghị luận văn học. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm rất nhiều tài liệu Soạn văn 12 trên website vuihoc.vn cũng như rất nhiều tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT các môn. Chúc các em đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

 

>>> Bài viết tham khảo thêm:

Soạn bài phát biểu theo chủ đề

Soạn bài đất nước

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990