img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Xuân Diệu| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:54 12/08/2024 409 Tag Lớp 12

Soạn bài Xuân Diệu| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây chính là những thông tin quan trọng trong cuộc đời của tác giả Xuân Diệu cũng như sự nghiệp sáng tác của ông. Qua đó các em sẽ hiểu được những đóng góp to lớn của tác giả Xuân Diệu đến với kho tàng văn học Việt Nam.

Soạn bài Xuân Diệu| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Xuân Diệu: Tìm hiểu chung

1.1 Cuộc đời tác giả Xuân Diệu

- Tác giả Xuân Diệu - tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.

- Nguyên quán của ông là làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng ông lại sinh ra ở quê mẹ tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Bút danh Trảo Nha của ông cũng chính là được lấy từ quê nhà Trảo Nha.

- Do được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học nên ông đã được học nhiều ngôn ngữ, trong đó tất nhiên có cả chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Chính việc thành thạo những ngôn ngữ này đã là khởi điểm cho sự nghiệp văn chương của ông.

- Cuộc đời ông không chỉ là một nhà văn mà còn là một người theo đuổi hoạt động cách mạng. Ông chính là Đảng viên Đảng Cộng Sản và là thành viên của Hội văn hóa cứu quốc.

1.2 Sự nghiệp của tác giả Xuân Diệu 

- Tác giả Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Ông chính là cây đại thụ của nền thơ ca Việt Nam.

- Sự nghiệp của ông có thể chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1 là trước cách mạng tháng tám: Ông là một nhà thơ lãng mạn

- Giai đoạn 2 là sau cách mạng tháng tám: Thời điểm này các tác phẩm của ông có tính đột phá khi có sự đổi mới và có sự ảnh hưởng của văn học Tây phương.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 

2. Soạn bài Xuân Diệu: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 17 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu? Theo bạn, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển hay lãng mạn? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?

-  Những từ ngữ, hình ảnh được dùng để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu:

  • Cách sử dụng ngôn từ câu chữ Tây hóa còn ý thơ thì mượn trong thơ ca của đất nước Pháp.

  • Điệu thơ mang dáng dấp yêu kiều của cô thiếu nữ, có cốt cách trang nhã và vẻ đẹp đài các dịu dàng.

  • Xuân Diệu luôn có tình yêu say đắm với thiên nhiên, với cảnh trời và phong cách sống có phần vội vàng khi muốn tận hưởng hết những đẹp đẽ của thế gian trong thời gian sống ngắn ngủi.

  • Hồn thơ của tác giả khá phức tạp nhưng lại nhạy cảm và rung động trước những sự tinh tế của nhân gian.

=> Căn cứ vào chính những hình ảnh và từ ngữ được sử dụng trong thơ ca của tác giả Xuân Diệu, ta có thể xác định được thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển.

3.2 Câu 2 trang 17 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Bạn nhận xét gì về cách tác giả so sánh hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh con cò trong thơ Vương Bột?

Hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh con cò trong thơ Vương Bột có phần khác nhau:

  • Con cò trong thơ của Vương Bột “Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thu Thủy cộng trường thiên nhất sắc” có thể được dịch là “Áng chiều và cánh cò đơn chiếc lặng bay/ Nước mùa thu cùng trời mùa thu một sắc”. Hình ảnh con có ở đây lặng lẽ bay trong ráng chiều.

  • Còn con cò trong thơ của Xuân Diệu thì ngừng cánh không bay mà dừng lại như có sự cách biệt của hai thế giới, của hai thời đại.

=> Có lẽ, sự khác biệt giữa hai nhà thơ khi miêu tả cùng hình ảnh con cò bởi vì Vượng Bột chỉ dùng việc quan sát bằng thị giác để sáng tác còn Xuân Diệu thì vừa quan sát vừa có sự cảm nhận tinh tế với đối tượng miêu tả.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3.3 Câu 3 trang 17 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

“Người đã tới giữa chúng ta với một bộ y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy”. Hãy tìm hiểu thêm về phong trào Thơ mới để giải thích nhận định này của tác giả đoạn trích.

Thơ ca của tác giả Xuân Diệu chính là những đóng góp to lớn và đầy mới mẻ với nghệ thuật cách tân giàu sáng tạo với nền văn học nước nhà. Nhưng sự cách tân mới mẻ của Xuân Diệu không hề xa rời cội nguồn mà vẫn có sự liên kết cũng như dựa vào thơ ca truyền thống để phát triển.

Xuân Diệu là một nhà thơ mới, được tiếp xúc và học hỏi rất nhiều điều với nền văn học của Phương Tây. Ông đã hấp thụ rất nhiều kiến thức cũng như có phần bị ảnh hưởng bởi thơ ca của nước Pháp. Đặc biệt là trường thơ tượng trưng của văn học Pháp đã xuất hiện nhiều trong thơ ca của ông.

Thơ ca của tác giả Xuân Diệu là sự kết hợp nhuần nhuyễn mà tinh tế của các giác quan trên cơ thể và tính nhạc của thơ rất lớn.

Tác giả Xuân Diệu chính là người có niềm khát khao với đời, với thiên nhiên. Ông say đắm mùa xuân, đam mê với tuổi trẻ và nhiệt tình với tình yêu. Chính những điều đó đã tạo nên những cảm hứng cũng như bút pháp, cách xây dựng hình ảnh, nhịp điệu,...xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm thơ của ông.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Xuân Diệu| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài soạn chi tiết này các em sẽ có thêm những cái nhìn đa chiều về tác giả Xuân Diệu. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức văn học với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất trên website vuihoc.vn nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990