img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn và đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 09:21 06/08/2024 24,701 Tag Lớp 12

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn và đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn: Đề số 1

1.1 Đề thi

1.2 Hướng dẫn giải 

a. Đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: 

Theo tác giả, thất bại thường tạo ra những tổn thương sâu sắc

Câu 3: 

Biện pháp tu từ ẩn dụ: Cầu vồng mang ý nghĩa thành công, cơn mưa chỉ những khó khăn, thất bại.

Tác dụng: Giúp cho cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm. Khẳng định rằng muốn thành công chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ.

Câu 4: 

Em đồng tình với ý kiến trên. Vì dù chúng ta có gặp thất bại khó khăn nhưng chỉ cần chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng niềm tin và tin tưởng vào tương lai tươi đẹp phía trước thì đó chính là động lực, là sức mạnh để chúng ta đối mặt với những khó khăn, thử thách và đạt được ước mơ của mình. 

b. Làm văn 

Câu 1: 

Sử dụng đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành để trình bày vấn đề cần nghị luận: Cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống. Có thể phân tích theo các hướng sau: 

- Nguyên nhân thất bại

- Cách đối diện với thất bại và thừa nhận nó

- Thái độ tích cực, không bi quan trước thất bại

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ thất bại, học hỏi thêm để hoàn thiện bản thân. 

Câu 2: 

- Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, quan niệm mới mẻ về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. 

- Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận

+ Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và vấn đề cần nghị luận. 

+ Cảm nhận về đoạn thơ: Tâm tư và tình cảm của nhân vật trữ tình. 

  • Khẳng định tình yêu thủy chung, son sắt: Dẫu xuôi ngược thì vẫn luôn hướng về một hướng duy nhất là anh. Niềm tin mãnh liệt về tình yêu, lòng chung thủy có thể chiến thắng mọi khoảng cách, trở ngại để cập bến tình yêu. 
  • Những trăn trở, lo âu, tiếc nuối về sự hữu hạn của cuộc đời và tình yêu
  • Khát vọng, ước muốn hy sinh và dâng hiến hết mình cho tình yêu để tình yêu được vĩnh hằng cùng năm tháng.

=> Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp thơ linh hoạt, ngôn ngữ giản dị, dùng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa, điệp từ...

+ Nhận xét quan niệm mới mẻ về tình yêu của Xuân Quỳnh: 

  • Tình yêu gắn liền với khát vọng đắm say, chủ động kiếm tìm để vươn tới cái cao cả. 
  • Tình yêu gắn với sự thủy chung nhưng cũng có cả những âu lo, trăn trở.
  • Tình yêu gắn với khát vọng dâng hiến và hy sinh.

=> Đây là những quan niệm tình yêu đúng đắn, tích cực, nhân văn. Quan niệm này vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. 

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề, đưa ra cảm nhận cá nhân của người viết. 

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

2. Đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Hướng dẫn giải 

a. Đọc hiểu

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận

Câu 2: 

Theo tác giả, nếu bạn coi trọng và đặt lòng tin vào ý kiến của người khác hơn chính kiến của bản thân, bạn đã tự tước đi khả năng đặc biệt của mình.

Câu 3: 

Hiệu quả của câu hỏi tu từ: Khẳng định, nhấn mạnh làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của việc tự nhìn nhận chính mình, tin tưởng bản thân, không lệ thuộc vào sự đánh giá và định kiến của người khác. Tạo giọng điệu trăn trở, suy tư giúp câu văn sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 4: Em đồng tình với ý kiến trên. Bản thân mỗi người mới hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, mong muốn của mình. Vì thế có thể đưa ra những quyết định và hành động đúng đắn. Những ý kiến của người khác chỉ mang tính chất tham khảo và định hướng.

b. Làm văn 

Câu 1: 

Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai các vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau: 

- Niềm tin vào khả năng của bản thân là sự tự nhận thức, tin tưởng vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của chính mình. 

- Giữ vững niềm tin vào khả năng của bản thân giúp cn người có được tinh thần lạc quan, rèn luyện ý chí, nghị lực, quyết tâm bản lĩnh vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thiện mình, vươn lên phía trước, thực hiện ước mơ. 

- Cần phê phán thái độ sống tự ti, hèn nhát, không có chính kiến, sống dựa dẫm, ỉ lại hoặc tự kiêu, chủ quan. 

Câu 2: 

- Mở bài: Giới thiệu về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận. 

- Thân bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 

+ Về mặt nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi đối với thiên nhiên, cảnh vật, con người nơi chiến khu Việt Bắc

  • Nỗi nhớ của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc được thể hiện qua so sánh với nỗi nhớ người yêu, người thương - mãnh liệt, thường trực không thể nguôi ngoai.
  • Nỗi nhớ da diết, nồng nàn về thiên nhiên Việt bắc trong các chiều không gian và thời gian: thơ mộng với trang vàng nơi đầu núi, ấm áp nhạt nhòa cùng nắng chiều lưng nương, mơ hồ huyền ảo giữa bản khói cùng sương, êm đềm đầm ấm khi sớm khuya bếp lửa người thương đi về. 
  • Nỗi nhớ sâu đậm, tràn đầy bao trùm khắp chiến khu Việt Bắc, từ những cảnh vật bình dị, giản đơn cho tới nhũng địa danh lịch sử ngòi Thia, sông Đáy, suốt Lê. 

=> Tình cảm sâu nặng, thắm thiết của người Cách mạng với chiến khu Việt Bắc. 

+ Về mặt nghệ thuật:  Sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, trữ tình, kết hợp điệp từ nhớ cùng các biện pháp so sánh, liệt kê, tiểu đối đã thành công thể hiện những cung bậc cảm xúc phong phú trong nỗi nhớ về thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc.

- Kết bài:  Khái quát lại vấn đề, đưa ra những đánh giá của cá nhân. 

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

3. Đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Hướng dẫn giải 

a. Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Khi chúng ta mang tâm trạng tốt sẽ đem lại thuận lợi: Có lí lẽ, kinh nghiệm và biết rõ cần phải làm gì khi có xung đột xảy ra. 

Câu 3: Tác hại khi mang tâm trạng không tốt: Đánh mất sự thoải mái và khả năng chịu đựng, cuộc sống trở nên khó khăn, căng thẳng, các mối quan hệ nhuốm vẻ nặng nề và nhìn đâu cũng thấy phiền toái, đố kị và thất vọng. 

Câu 4: Bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình của bản thân. Đưa ra lí giải hợp lý và thuyết phục. 

b. Làm văn

Câu 1: Thí sinh triển khai vấn đề cần nghị luận đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, làm rõ được sự cần thiết phải hiểu rõ tâm trạng của chính mình. Có thể phát triển theo hướng: Khi hiểu được tâm trạng của chính mình giúp con người biết rõ ưu điểm, hạn chế của bản thân, có động lực vươn lên trong cuộc sống, nảy sinh những ý tưởng, giải pháp để giải quyết khó khăn hiệu quả.

Câu 2:  

- Mở bài: Đưa ra vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận và lí giải về Đất nước được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích. 

- Thân bài: Triển khai vấn đề

+ Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích. 

+ Sự cảm nhận và lý giải về Đất Nước được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện qua đoạn trích: 

  • Đất nước có từ lâu đời và rất gần gũi, thân thuộc, gắn với cuộc sống hằng ngày của mỗi con người: Câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà mình ở, hạt gạo ta ăn.
  • Đất nước gắn với truyền thống yêu nước, thủy chung, lao động cần cù, phong thục, tập quán của dân tộc.
  • Đất nước được cảm nhận sâu sắc, mới mẻ qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện, lịch sử địa lý, văn hóa... 
  • Sự cảm nhận và lí giải về đất nước trong đoạn trích được thể hiện bằng giọng điệu vừa trữ tình, tha thiết, vừa suy tư sâu lắng. 

=> Đoạn trích sử dụng thể thơ tự do, phép điệp, phép liệt kê, ngôn từ, hình ảnh bình dị, vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian. 

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề và đưa ra cảm nhận cá nhân của mình.

Tham gia khóa học PAS THPT để được luyện tập các dạng bài thi tốt nghiệp THPT mới nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi học kì 1 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi học kì 1 chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990