img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp kết bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12)

Tác giả Minh Châu 14:32 30/11/2023 140,428 Tag Lớp 12

Kết bài là một yếu tố cực quan trọng và cần thiết trong bài phân tích tác phẩm. Vậy bài viết dưới đây, VUIHOC xin gửi đến các em học sinh các mẫu kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm và kết bài cho 9 câu đầu bài thơ, nhằm giúp các em có thêm nhiều tư liệu tham khảo và cảm hứng cho bài viết của mình.

Tổng hợp kết bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Kết bài Đất nước ngắn gọn 

1.1 Kết bài Đất nước ngắn gọn mẫu 1 

Đối với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước là những gì giản dị, bình thường và gần gũi nhất. Nó có trong các bài ca dao, cổ tích, gắn liền với nguồn mạch quê hương để vẽ nên một chân dung trọn vẹn, hoàn chỉnh về Đất Nước: Vừa thân thương mà hào hùng, vừa vất vả mà thủy chung. Qua đó, tác giả nhắc nhở mỗi người dân chúng ta hãy luôn biết trân trọng, giữ gìn và cùng nhau phát triển những nét đẹp trong văn hóa, truyền thống của con người, của dân tộc Việt Nam ta.

1.2 Kết bài Đất nước ngắn gọn mẫu 2 

Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm chính là “Đất nước của Nhân dân của ca dao thần thoại”. Có thể nói, đây là cách nhìn nhận và đánh giá đầy tính tích cực trong việc khẳng định vai trò, sức mạnh, sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhân dân đối với lịch sử và đất nước. Bài thơ giống như một bản nhạc hay mang âm hưởng dân gian trong điệu hồn kháng chiến, đồng thời là lời thức tỉnh cho mỗi thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau ý thức về tinh thần dân tộc.

1.3 Kết bài Đất nước ngắn gọn mẫu 3

Đất Nước là bài thơ giàu suy tư và triết lí, qua đó Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện rõ quan niệm rất riêng và rất mới mẻ của mình về Đất Nước. Đọc xong bài thơ này, độc giả vừa được mở mang thêm vốn tri thức, lại có thêm một cách nhìn nhận mới về Đất Nước trong suốt chiều dài lịch sử. Từ đó tác giả làm cho mỗi người con của đất nước chúng ta cũng càng thêm yêu mến và tự hào với nơi mình được sinh ra và lớn lên.

1.4 Kết bài Đất nước ngắn gọn mẫu 4  

Bằng lời văn giản dị mà tinh tế, đầy sức thuyết phục, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ nét hình ảnh Đất nước hiện lên trong cuộc sống của mỗi con người. Dáng vẻ Đất Nước đầy thân thương trong những thứ nhỏ nhặt nhưng không chút tầm thường in hằn trong tâm trí mỗi chúng ta chẳng thể nào phai mờ.

2. Kết bài Đất nước trực tiếp 

2.1 Kết bài Đất nước trực tiếp mẫu 1 

Đề tài về đất nước luôn là một cảm hứng cho mọi nền văn học nhất là nền văn học của một dân tộc mà tình yêu nước luôn luôn bị chọi ra thử thách. Đề tài này đã có rất nhiều cây viết thành công nhưng “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang một tiếng nói, một sự khám phá riêng với một phong cách riêng và góp phần vào vườn thơ về đất nước hai bông hoa đẹp nhất tỏa hương thơm đến muôn đời, muôn thế hệ.

2.2 Kết bài Đất nước trực tiếp mẫu 2

Qua những cảm nhận hết sức bình dị nhưng đầy sự mới mẻ, bằng việc vận dụng thành công và kết hợp nhuần nhuyễn các chất liệu văn học, các văn hóa dân gian truyền thống , nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền văn học văn học nước nhà một quan niệm sâu sắc, vô cùng mới mẻ về chủ đề Đất Nước - một chủ đề gắn liền suốt tiến trình văn học Việt Nam. Quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đậm dấu ấn riêng biệt của sự trải nghiệm, chiêm nghiệm và triết lí suy tư, để từ đó đem đến những cảm nhận, cách khám phá quê hương đất nước trong cái nhìn toàn vẹn. Trong đó nổi bật là tư tưởng cốt lõi về nhân dân: “Đất Nước là của nhân dân”. Ở đây nhân dân chính có vai trò, sức mạnh to lớn, là người kiến tạo, tạo dựng, đi qua những khó khăn gian khổ và tạo nên chiến công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.3 Kết bài Đất nước trực tiếp mẫu 3

Để tiếp nối mạch cảm xúc trong thơ ca yêu nước của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam, “Đất Nước” được trích trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại cho người đọc và người nghe một nội dung cảm nhận cùng cách thể hiện vô cùng độc đáo. Thành công của đoạn trích Đất Nước này đã góp phần chứng tỏ tài năng, trí tuệ vượt bậc và sức khám phá của một nhà thơ đã trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước anh hùng.

2.4 Kết bài Đất nước trực tiếp mẫu 4 

Như vậy, qua trích đoạn “Đất Nước” Nguyễn Khoa Điềm đã tổng hợp được nhiều nét nghệ thuật như kho tàng tri thức, kết hợp nhuần nhuyễn tính sáng tạo của văn học dân gian, tư duy nghệ thuật mang đậm chính kiến, giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng. Sự tài tăng và tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm là vừa khơi gợi lịch sử vừa không toan tính. Con đường mà ông muốn khẳng định, có thể âm thầm khét tiếng cùng thời gian, kiên định trung thành trong không gian chính là lẽ sống tuyệt vời của nhân dân. Đoạn thơ là một dòng  cảm xúc thiêng liêng mà Nguyễn Khoa Điềm gợi lên về sự hóa thân to lớn mà nhân dân đã đóng góp, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, lịch sử, tâm hồn của  cả dân tộc. Từ đó nhằm giúp gắn kết tâm hồn con người từ bao đời xưa đến nay.  Bài thơ không chỉ có giá trị đánh thức thời gian xế chiều mà còn là lời ru cho thế hệ con cháu ngày nay và trong tương lai.

Học nhanh - Nhớ lâu cùng bombo sổ tay tất cả các môn học thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 

3. Kết bài Đất nước gián tiếp 

3.1 Kết bài Đất nước gián tiếp mẫu 1

Một nhà văn người Nga đã từng khẳng định: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng của mình, tìm thấy những ấn tượng có giá trị miêu tả và biết làm những ấn tượng ấy có hình thức riêng”.  Có thể một trong những điều khác biệt để tạo ra khoảng cách nghệ sĩ và người thường chính là ở nơi đó.  Không phải ai cầm bút lên cũng có thể trở thành nghệ sĩ.  Các nhà văn cũng vậy, họ đều có thể viết được thơ, văn nhưng để làm được văn thơ đích thực, có sức sống và có chỗ đứng trong lòng người đọc thì không phải ai cũng làm được.  Tuy nhiên, cái tên Nguyễn Khoa Điềm lại hài hòa được cả hai điều đó, thơ ông làm vừa có sức sống trong lòng công chúng yêu thơ, vừa khẳng định được tiếng nói của riêng mình về Đất Nước theo cách định nghĩa của riêng mình.  Một Đất Nước với cách lý giải mới mẻ, đa chiều, suy tư, sâu lắng.  Với những hình ảnh xuất phát từ những giá trị văn hóa lâu đời hiện lên tạo cảm giác rất gần gũi và thân quen

3.2 Kết bài Đất nước gián tiếp mẫu 2

Có một quan niệm, tư tưởng về đất nước được vẽ lên từ những điều giản dị, bình yên nhất. Có một hình ảnh đất nước được lí giải gắn liền với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày xửa ngày xưa. Có những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một không gian tình tứ như chuyện tình của đôi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này đều được Nguyễn Khoa Điềm truyền tải một cách trọn vẹn trong trích đoạn “Đất Nước" của mình. Cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ đã làm dân tộc ta xích lại gần nhau hơn, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả đó là bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại trong trích đoạn : “Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã”- Chu Lai.

>> Mời các em xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12 - Tổng hợp đầy đủ chương trình Văn 12

3.3 Kết bài Đất nước gián tiếp mẫu 3

     Nhà văn Nga - Xô Viết nổi tiếng Pauxtốpxki đã từng nói “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp”. Có phải chăng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tìm thấy niềm vui cho bản thân mình khi mở đường đến với quan niệm “Đất Nước của nhân dân”. Rõ ràng văn học Việt Nam sẽ còn ghi danh Nguyễn Khoa Điềm như một lá cờ đầu đem tư tưởng Đất Nước - Nhân Dân đến với tất cả độc giả qua bao thế hệ và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Với một hồn thơ nặng lòng với Đất Nước, một cây bút tài hoa, tinh tế cùng với những khám phá sâu sắc, vô cùng mới mẻ về tư tưởng Đất Nước - Nhân Dân đã làm cho những áng văn của Nguyễn Khoa Điềm trở thành một kiệt tác nghệ thuật bất hủ.

3.4 Kết bài Đất nước gián tiếp mẫu 4 

Mặc cho dòng thời gian vẫn chảy trôi không ngừng, thơ văn vẫn còn ở đó và vẫn tỏa sáng, bởi lẽ như nhà văn Shelly đã từng nói “Thơ ca làm cho những gì tốt đẹp nhất trở thành bất tử”, vậy nên chúng cũng trường tồn mãi theo tháng năm. Bài thơ “Đất Nước” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã ngân lên một khúc ca du dương, dịu dàng nhưng khắc sâu vào từng trái tim và trong tâm hồn chúng ta, gợi lên một niềm tự hào, yêu thương khó tả về mảnh đất quê hương thân thương. Đó là nơi thân thuộc nhất đối với mỗi con người, ta có thể nhớ từng đường đi lối về, từng hàng cây ngọn cỏ nơi đây. Dù đi đâu, đi đến tận cuối đất cùng trời, ta vẫn luôn tự hào mang trong mình dòng máu Lạc Hồng hào hùng, hiên ngang, bất khuất. Dù ta là ai, chỉ cần ta sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, trái tim sẽ mãi luôn nhớ: “ Dù đi đâu… Đến phương trời nào, cũng chẳng đẹp hơn nước non Việt Nam”…

4. Kết bài phân tích 9 câu đầu Đất nước 

4.1 Kết bài phân tích 9 câu đầu Đất nước mẫu 1

Trong đoạn thơ trên, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng một cách khéo léo các kiểu cấu trúc thơ "Đất Nước đã có", "Đất Nước bắt đầu", "Đất Nước lớn lên", "Đất Nước có từ", từ đó  giúp cho mỗi chúng ta có thể hình dung được lịch sử hình thành và phát triển của đất nước trong suốt trường kì lịch sử nằm sâu trong tâm trí của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Tác giả đã lặng lẽ quan sát Đất Nước ở muôn mặt đời thường và cả trong quan hệ ruột rà, thân quen. Đất Nước là những gì bình dị nhất, thân thương nhất và gần gũi nhất, xuất hiện trong đời sống hằng ngày dân tộc Việt nam ta: có trong câu chuyện cổ tích bà kể, miếng trầu bà ăn, gừng cay, muối mặn, hạt gạo...

4.2 Kết bài phân tích 9 câu đầu Đất nước mẫu 2

Bằng cách vận dụng sáng tạo các chất liệu văn hóa văn học dân gian, chín câu thơ đầu trong đoạn trích "Đất Nước" của bản trường ca "Mặt đường khát vọng" chính là sự khẳng định về một tư tưởng mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm: "Đất Nước là của nhân dân". Tác giả đã lý giải một cách hoàn hảo cho những thắc mắc của người đọc, người nghe về cội nguồn, lịch sử hình thành Đất Nước một cách cắt nghĩa, thuyết phục và đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi mà chúng ta đang sống, mọi thứ tồn tại xung quanh ta đều là những gì thuộc về đất nước hay sao? Từ những hình ảnh thực tế trong truyền thống phong tục tập quán tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước, nhà thơ cũng muốn in sâu vào từng trái tim, từng tâm trí độc giả ý thức được về đất nước. Rõ ràng sự tồn tại của đất nước khiến mỗi người chúng ta đều phải có ý thức được về việc có trách nghiệm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ bờ cõi non sông. Chỉ cần ta sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, dù ta có là ai, trái tim sẽ mãi luôn khắc ghi. Từ đó ta lại thấy thấm thía những vần thơ trong tác phẩm "Sao chiến thắng" của nhà thơ Chế Lan Viên:

"Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta phải chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông."

4.3 Kết bài phân tích 9 câu đầu Đất nước mẫu 3

Dòng thời gian dần trôi qua đi nhưng đoạn thơ đầu bài thơ Đất nước cùng với bản trường ca “Mặt đường khát vọng” vẫn còn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và đã ghi ấn mạnh mẽ, đọng lại trong tâm tư tình cảm của bao thế hệ con người Việt Nam trước đây, ngày nay và cả sau này. Qua đoạn thơ trên, tác giả đã mang đến cho chúng ta thấy vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền. Đất Nước của truyền thống, của phong tục tập quán tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng “Đất Nước của con người, của nhân dân”. Bản trường ca của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm làm cho mỗi chúng ta thêm hiểu và yêu quê hương, Đất nước, đồng thời thôi thúc bản thân hành động để góp phần bảo vệ và phát triển đất nước ngày một lớn mạnh.

4.4 Kết bài phân tích 9 câu đầu Đất nước mẫu 4 

Từ những hình ảnh thân thuộc nhưng bên trong lại ẩn chứa chiều sâu kiến thức văn học dân gian kết hợp với giọng thơ ngọt ngào, đoạn thơ như là lời kể chuyện tâm tình, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho độc giả một hình ảnh Đất Nước giản dị nhưng không kém phần tươi đẹp. Giọng thơ trữ tình chính luận, khi căng, khi chùng, khi tha thiết, khi lại cuồn cuộn nỗi niềm, đã thể hiện rõ được tinh thần chủ đạo của bài thơ thông qua các chất liệu văn hóa và văn học dân gian: “Đất Nước của nhân dân”. Đọc đoạn đầu nói riêng và cả bài thơ nói chung, ta cảm nhận được dường như cội nguồn văn hóa, cội nguồn dân tộc đang thấm dần vào tận từng mạch hồn ta, dòng máu ta. Điều đó càng làm mỗi người dân chúng ta càng thêm yêu thêm quý quê hương Tổ quốc mình. 

4.5 Kết bài phân tích 9 câu đầu Đất nước mẫu 5 

Theo sự chiêm nghiệm mang tính nhân dân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đoạn thơ đầu tiên mang đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát về nguồn gốc hình thành Đất Nước. Vậy là Đất Nước đã có từ khi mẹ thường kể cho con nghe chuyện cổ tích, khi người dân ta biết trồng tre để đánh giặc, biết tròng ra hạt lúa, củ khoai, biết ăn trầu, búi tóc, hay biết sống yêu thương, thủy chung. Lịch sử Đất Nước thật bình dị, gần gũi mà lại xa xôi, linh thiêng biết nhường nào. Để trong tâm trí thế hệ trẻ chúng ta hôm nay nhận ra rằng Đất Nước hiện hữu trong mỗi tâm hồn, có trong đời sống văn hoá, phong tục, tập quán của nhân dân. Cuối cùng, Đất Nước còn là hiện thân của cuộc sống đấu tranh và lao động. Không chỉ thế, Đất Nước sẽ là bản nhạc đầu tiên ca ngợi lối sống nghĩa tình, đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta.

Giải pháp ôn luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia với lộ trình được lên bởi các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em tổng hợp các mẫu kết bài Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm và kết bài cho 9 câu đầu của bài thơ. Hi vọng rằng có thể giúp các em có thêm cảm hứng để viết kết luận cho tác phẩm này một cách hay và trọn vẹn nhất. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời các em xem thêm: 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990